Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
thế giới này tàn rồi

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Mặt sau cái bìa lịch đã kín chữ rồi! Mỗi lần đau tủi, căm hờn tôi đều biên vào mặt bìa vài dòng thật nhỏ, viết bằng một thứ chữ riêng chỉ mình tôi đọc hiểu thôi, tóm tắt ngày tháng và những sự việc, những nỗi niềm, những ý nghĩ của tôi: 

[…]

Ngày 20-11-1931, giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Giời rét thế này, đi học một mình, vừa đi vừa cắn ngon xiết bao? Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải là mẹ tôi đâu! 

Ngày 1-12-1931, cậu ơi! Sống khôn chết thiêng cậu có biết cho con không ? Mà con cầu xin cậu lẽ nào cậu lại không nhận lời con ? Cậu phù hộ cho con được lấy một hào thôi. Con đói lắm cậu ạ! Trời lại mưa rét quá. 

[…]

Ngày 4-12-1931, con cháu nọ nó là gì mà không sai? Một trinh vừa muối vừa tương cũng đến mình vác bát đi mua. Đi học về đói mờ cả mắt, sắp cất bát cơm và mà phải đặt xuống, nghĩ mà rơi nước mắt. Mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi chẳng thấy mẹ về? 

[…]

Có một lần bà tôi lạy van hết chỗ này đến chỗ khác mới cầm cái áo the độc nhất còn lại để mặc đi lễ được một đồng bạc thì giả ngay tiền quà cho đứa con gái con cô tôi hết sáu hào, và, còn mua thêm cho hai gắp chả và bún nữa. Lúc ấy cơm nước đã sẵn sàng. Nhưng tôi vừa mới cất lời hỏi xin chưa dám nói là xin gì thì bị hất ngay tay đi. Tôi vừa khóc vừa ghi vào bìa lịch. 

(“Trong đêm đông”, trích Hồi kí “Những ngày thơ ấu”, Nguyên Hồng)

Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn văn bản trên đã kể lại những sự việc gì? Dẫn ra một 02 câu văn bày tỏ tâm trạng của nhân vật tôi.

Câu 2: Những sự việc đó cho em biết gì về hoàn cảnh của nhân vật “tôi”. Hãy nhận xét về hoàn cảnh đó.

Câu 3: Đoạn văn bản trên được kể theo ngôi kể nào? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó?

Câu 4: Giải thích thành ngữ “sống khôn chết thiêng”.

Câu 5: Em hãy chỉ ra các yếu tố xác thực của thể loại kí trong đoạn trích trên.

Câu 6*: Từ nội dung đoạn trích kết hợp hiểu biết xã hội, theo em tình yêu thương có vai trò như thế nào đối với trẻ thơ? (Hãy viết đoạn văn 5-7 dòng)

CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHÉ LÀM ƠN !

Hiền Nekk^^
30 tháng 11 2021 lúc 10:21

Câu 1:NV tôi trong đoạn văn trên kể lại sự việc 

+ Mỗi lần đau tủi, căm hờn, cậu bé Hồng đều biên vào mặt bìa sau của tờ lịch vài dòng thật nhỏ, viết bằng một thứ chữ riêng chỉ mình cậu bé đọc hiểu thôi, tóm tắt ngày tháng và những sự việc, những nỗi niềm, những ý nghĩ của cậu

+ Nhà cậu bé không ở phố Hàng Sũ nữa, dọn ra phố Bến Gỗ ở chung với nhà cô C. Cô C. cũng bán nhà, không dọn hàng gì nữa chỉ ngồi ăn, và chắn cạ.bà nội cậu bé, cô G. em gái thầy cậu, đứa con gái cô G. và anh em Hồng, bị nhét xuống bếp. Một gian nhà rộng chừng hơn hai manh chiếu lại còn phải chừa một khoảng làm bếp chung cho ba gia đình gần hai chục người.

+ Lúc ở căn nhà đó thì cậu đã phải chịu cái rét thấu xương thấu thịt của mùa đông

+ Trò chơi nhà phiêu lưu của cậu bé và cô em gái diễn ra ở một gác nhỏ

+ Dưới ánh trăng bàng bạc bỗng hiện ra một bóng người mảnh dẻ, nhẹ bước trên bóng những cành lá xoan tây mờ mờ xao động suốt dải đường nhựa lấp loáng.Thu -tên cô bé, là một cô học trò bằng trạc cậu bé Hồng cậu chờ đợi Thu, ngóng trông Thu như thế chỉ vì nhớ tiếc một buổi sáng.

2 câu bày tỏ tâm trạng của nv tôi:giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Giời rét thế này, đi học một mình, vừa đi vừa cắn ngon xiết bao?///Mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi chẳng thấy mẹ về? 

 

câu 2:Hoàn cảnh của nv tôi em có nhận xét đó là 1 hoàn cảnh mà tác giả rất nhớ mẹ lúc đó.

câu 3:Đoạn văn trên kể theo ngôi kê:1 tác dụng Kể theo ngôi 1 có tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn. Kể theo ngôi 1 có tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

câu 4: giải thích :Đúng là sự thiêng liêng là phản ánh sự chân thật của sự sống tâm linh , 1 linh hồn sống động của sự sống, đúng theo cách tự nhiên mà tục ngữ ngàn đời mô tả” sống khôn thác thiêng” mà dân gian đã gán cho vạn vật sinh linh những sự thiêng liêng cao quý, một sự thiêng liêng dù có chết, sự oan khuất vẫn không thể mất đi, dù ai có thay đổi xóa nhòa nhưng chân lý , một tính chất mãi không hề thay đổi, từ sông thiêng ,núi thiêng ,hồn thiêng ,đền thiêng..đến tổ quốc thiêng,. tất cả các tính chất thiêng đó , phát xuất từ một cộc sống vì lẻ phải vì sự giao hòa giửa cảnh vật tự nhiên , thiên nhiên, quy luật lẽ sống, luật sống của muôn loài, vậy cái “sống khôn” là lẽ đó.

câu 6:Giá trị của yêu thương không phải là những gì quá lớn lao, cũng không nhất thiết cứ phải là cho nhau vật chất. Mà yêu thương có khi chỉ giản đơn là cái gật đầu tán thưởng, là cái vỗ tay động viên, là ánh mắt đầy thiện cảm, là lời cảm ơn chân thành, là tiếng nói yêu thương … chỉ là vậy..., thế thôi! Và chúng tôi hiểu được cội nguồn, giá trị thực sự của cuộc sống là đâu… Để rồi, bản thân mỗi chúng tôi làm những điều chưa bao giờ dám làm; dũng cảm nói những lời yêu thương mà chưa bao giờ dám nói và sẵn sàng hành động vì yêu thương!
 

ng.nkat ank
30 tháng 11 2021 lúc 10:22

Tham khảo :v

C1 : Tôi 0 biết làm :v

C2 : Nhân vật "tôi" trong câu chuyện lớn lên không có tình thương của cha mẹ , phải tự kiếm sống. Một hoàn cảnh đáng thương :(

C3 : Ngôi kể thứ nhất. Tác dụng : Kể theo ngôi 1 có tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn

C4 : Câu tục ngữ “Sống khôn chết thiêng” muốn nói với chúng ta rằng : ai sống lành cũng sẽ chết lành, ai sống dữ cũng sẽ chết dữ. Đấy là quan niệm chung của mọi người bởi vì tự thâm tâm ai cũng phải công nhận “Sống sao chết vậy”.  Khi còn sống cái cây đã nghiêng về phía nào thì khi chết cái cây cũng đổ về phía đó.

Hồ_Maii
30 tháng 11 2021 lúc 10:25

Nhân vật tôi kể lại việc:

+ Gía như đc ai cho 1 xu để mua bánh ăn vì trời quá lạnh và bụng đang đói.

+ Một trinh vừa muối vừa mắm cũng phải đi mua, đi học về mặc dù đói cầm bát cơm lên ăn nhưng nghĩ tới mẹ lại rơi nước mắt.

+ Định xin bà nhưng chưa kịp nói xin gì thì đã bị hất ngay tay.

2. 

Nhân vật tôi bất hạnh và đáng thương, sống cùng bà nhưng phải chịu khổ cực và sự ganh ghét của bà.

3.

Ngôi thứ nhất. Tác dụng: Người kể không phải chỉ kể chuyện (miêu tả những gì “tôi thấy”) mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì “tôi cảm”, “tôi nghĩ”).

4.

Câu tục ngữ “Sống khôn chết thiêng” muốn nói với chúng ta rằng : ai sống lành cũng sẽ chết lành, ai sống dữ cũng sẽ chết dữ. Đấy là quan niệm chung của mọi người bởi vì tự thâm tâm ai cũng phải công nhận “Sống sao chết vậy”.  Khi còn sống cái cây đã nghiêng về phía nào thì khi chết cái cây cũng đổ về phía đó.

6.

Tình yêu thương là một nguồn sống quan trọng giúp trẻ em phát triển và trưởng thành