Hải Yến

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luỵện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, đựoc mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng...Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ...tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En­ri­cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.

a. Phương thức biểu đạt.

b. Người bố đã dự đoán En ri cô sẽ mong ước điều gì khi đã trở thành người trưởng thành, dũng cảm.

c. Dù không trực tiếp xuất hiện nhưng em cảm thấy mẹ của En ri cô là người mẹ như thế nào?

d. Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. Em hiểu như thế nào về câu văn này?

e. So với câu: Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc/ Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không thì đoạn văn trên có nét riêng nào trong việc thể hiện và khẳng định về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ?

f. Đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ (Viết thành bài văn ngắn)

Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 7 2022 lúc 9:35

a. PTBĐ: biểu cảm kết hợp tự sự

b. Người bố đã dự đoán:

En ri cô sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng.

c. Là người hiền hậu, dịu dàng.

d. Em hiểu:

Đó là lời nhắc nhở của người bố dành cho En-­ri-cô phải biết trân trọng, ghi nhớ tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng, cao cả nhất. Đồng thời, lên án những kẻ không biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn những tình cảm tốt đẹp đó.

e. Nét riêng rằng nói lên sự trân trọng cha mẹ với người con, khi còn cha mẹ phải trân trọng, người con đừng làm đau lòng các đấng sinh thành dù chỉ là một điều gì đó rất nhỏ.

f. Tham khảo:

a. Đảm bảo hình thức của một bài văn gồm Mở bài, thân bài, kết bài

b. Xác định đúng vấn đề: Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:

* Giải thích

- Yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao cả và thiêng liêng nhất:

+ Công lao không gì sánh nổi của cha mẹ: cho con cuộc sống, thương yêu dạy dỗ, chịu đựng bao gian lao vất vả, hi sinh thầm lặng vì con. 

+ Những lo toan cho tương lai, hạnh phúc của con.

+ Trong mọi buồn vui, được mất trong cuộc đời luôn có sự an ủi, động viên, vỗ về khích lệ của cha mẹ.

* Bình luận:

- Khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, là truyền thống đạo lí dân tộc, phẩm chất đạo đức con người. 

- Biết yêu thương kính trọng cha mẹ con người sẽ biết trân trọng cội nguồn, sống nhân hậu, biết hi sinh.

- Từ tình yêu gia đình, yêu cha mẹ con người mới biết yêu quê hương, Tổ quốc.

* Mở rộng vấn đề:

- Phê phán một số người chưa biết trân trọng tình cảm, công lao của cha mẹ, sống thờ ơ, buông thả, ích kỉ, lời nói hành vi làm tổn thương đến cha mẹ..., làm mất đi những giá trị tốt đẹp trong truyền thống đạo lí dân tộc, gây ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

* Đánh giá lại vấn đề:

- Khẳng định tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.


Các câu hỏi tương tự
Ga
Xem chi tiết
quỳnh-h chi-i
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết
THUỴ
Xem chi tiết
trần thị thủy
Xem chi tiết
Chans
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Ái Vy
Xem chi tiết
Tiểu Na
Xem chi tiết
Xem chi tiết