Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi "Những động tác thả sào... vâng vâng dạ dạ" (Ngữ Văn 6 tập 2)
C1: Đoạn văn trích trong vb nào? Của ai?
C2: Đoạn trích đc kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao?
C3: Nêu nội dụng chính của đoạn văn bằng một câu văn.
C4: Tìm các câu văn sd phép so sánh. Nêu tác dụng.
C5: Viết (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về dượng Hương Thư khi vượt thác. (sd phép so sánh, gạch chân và ghi nhớ)
1. Đoạn văn trích trong vb Vượt Thác của Võ quảng
2. Ngôi thứ nhất
3. tả cảnh dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác dữ
4. +Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
+Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy nửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nó năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
Tác dụng: Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
5. TK
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dũng cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn. Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gần gũi, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, ấy là cái tư thế hào hùng, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dũng cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.
C1: Văn bản Vượt thác. Của Võ Quảng
C2: -Văn bản "vượt thác " được kể theo ngôi thứ nhất. Vì người kể tự xưng là tôi.
C3:Tả Dượng Hương Thư vượt thác
C4: -Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc
-.....Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
- Tác dụng:làm nổi bật lên hình ảnh của Dượng Hương Thư và tính nết của người lao động , hiền dịu lúc ở nhà còn lúc vượt thác trông khác hẳn nhau , tạo cho câu văn được hay hơn , sinh động hơn về cảnh thiên nhiên hùng vĩ .
C5:Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. " Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Đây chỉ là Ý nghĩ riêng của mình thôi nhé.