Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thương Thương Phạm Hồng

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. (Trích Lão Hạc, Nam Cao)

Câu 1: Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện Lão Hạc của Nam Cao? Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và đặt tên cho các trường từ vựng ấy?

Câu 3: Tìm thán từ trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của thán từ ấy?

Câu 4: Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc những câu văn: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...

nguyenduckhai /lop85
1 tháng 12 2021 lúc 14:04

 

cheesiechanie09/11/2021

1, Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

nguyenduckhai /lop85
1 tháng 12 2021 lúc 14:05

 

cheesiechanie09/11/2021

1, Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

nguyenduckhai /lop85
1 tháng 12 2021 lúc 14:06

 

cheesiechanie09/11/2021

1, Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh đó là lão Hạc cứ ngày xa lánh, lạnh nhạt, không còn thân thiết với ông giáo như xưa nữa.

2,

Trường từ vựng về tính xấu của con người: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, ác, ích kỉ

3,

Thán từ: Chao ôi

Tác dụng: bộc lộ cảm xúc và ngẫm nghĩ của ông giáo khi suy ngẫm về thái độ nhìn nhận, bao dung, đối nhân xử thế, triết lí nhân sinh của con người trong cuộc sống. 

4,

Những câu văn này đã để lại trong em nhiều suy nghĩ và ấn tượng sâu sắc. Đây chính là câu văn thể hiện quan điểm triết lý nhân sinh sâu sắc của ông giáo, hay của chính nhà văn Nam Cao. Giọng văn Nam Cao vẫn luôn giàu triết lý nhân sinh như vậy. Trên thực tế, đối với những người xung quanh ta, nếu như ta không có thời gian tiếp xúc lâu dài hay không có sự hiểu họ thì ta sẽ chẳng bao giờ thấy được những đức tính tốt đẹp của họ. Ta khó có thể thấy được những khía cạnh tốt đẹp của họ mà dường như chỉ thấy những sự xấu xí của họ để rồi ta ghét bỏ mà thôi. Đây chính là triết lý đúng đắn muôn đời trong cuộc sống, cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của nhà văn Nam Cao.


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Huyền
Xem chi tiết
Trần Thị Hà Giang
Xem chi tiết
Trần Hồ Hoài An
Xem chi tiết
Moon
Xem chi tiết
trương viết minh
Xem chi tiết
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Xem chi tiết