Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: “Bấy giờ, có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền sứ giả đi khắp khắp nơi, tìm người tài giỏi cứu nước. Chú bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói với mẹ: - Mẹ ra mời sứ giả vào đây, con xin thưa chuyện. Sứ giả vào. Chú bé bảo: - Ông về tâu với vua, đúc cho ta một con ngựa bằng sắt, làm cho ta một bộ áo giáp bằng sắt, và rèn cho ta một cái roi cũng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này.”. Sứ giả vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu với vua. Vua lập tức sai thợ đêm ngày phải làm cho đủ những đồ vật như lời chú bé dặn.” (Truyện "Thánh Gióng" – SGK Ngữ Văn 6 tập 2) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên và cho biết truyện “Thánh Gióng” thuộc thể loại gì? Câu 2: Truyện “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết? Câu 3: Trong câu “Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta” có mấy cụm động từ? Câu 4: Xác định cụm danh từ trong câu: “Ông về tâu với vua, đúc cho ta một con ngựa bằng sắt, làm cho ta một bộ áo giáp bằng sắt, và rèn cho ta một cái roi cũng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này.” Câu 5: Giải thích các từ “truyền”, “sứ giả” trong đoạn trích trên. Câu 6: Hội thi trong nhà trường thường mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”. Hãy lí giải vì sao? Câu 7: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
tham khảo :
Truyền thuyết Thánh Gióng đem đến cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất là hành động sau khi đánh thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Qua hành động này, nhân dân ta đã gửi gắm khát vọng bất tử hóa của người anh hùng dân tộc
tham khảo : Khi đọc truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đây là một trong những chi tiết kì ảo trong Thánh Gióng. Từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và thường làm những việc lớn. Hành động vươn vai từ một cậu bé biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường. Đồng thời, hình ảnh này còn khát vọng của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh để chống lại kẻ thù ngoại xâm. Đây quả là một chi tiết giàu ý nghĩa trong truyền thuyết Thánh Gióng.