Nhok Ngịch Ngợm

đọc bài con rồng cháu tiên

ý nghĩa của truyện về truyền thống đoàn kết, thống nhất dân tộc

soạn văn bài 4 trg 7 lp 6

minh phượng
7 tháng 11 2018 lúc 15:40

Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người ai trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm dâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…
(Đất nước – Trường ca mặt đường khát vọng)

học tốt

Bình luận (0)
minh phượng
7 tháng 11 2018 lúc 15:41

Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.

Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên  Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc

Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc

Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng. (Hết)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nhok Ngịch Ngợm
Xem chi tiết
Hồ Thị Thanh Trà
Xem chi tiết
kim ngoc Do
Xem chi tiết
Ngân Hà Đoàn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Như Hiếu
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
unnamed
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Như Hiếu
Xem chi tiết