Câu 10. Đoạn văn sau sử dụng những phép liên kết nào?
“Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, dãy lên đành đạch.”
A. phép nối, phép lặp
B. phép lặp, phép nối
C. phép lặp, phép thế
D.phép nối, phép lặp, phép thế
từ hăm hở trong câu: "Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch>>. thuộc từ loại nào?
Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. Anh quặp lấy nó trong đôi kìm sắt dài, lại dúi đầu nó vào giữa đống than hồng.
Cuối cùng con cá lửa đành chịu thua. Nó nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng.
Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng. Và anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
Cảm nhận của em về hình ảnh người lao động trong đoạn văn trên? (Trình bày thành đoạn văn)
Gợi ý:
Hình thức: Đầu đoạn viết hoa, lùi vào một chữ, không ngắt giữa dòng khi viết đoạn văn.
Nội dung:
Mở đoạn: Giới thiệu đoạn trích, tên tác phẩm, tên tác giả, nội dung cảm nhận.
VD:
- Đoạn văn trên của tác giả Nguyên Ngọc đã cho em cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lao động.
- Hoặc câu: Người lao động trong đoạn văn trên hiện lên qua ngòi bút của nhà văn Nguyên Ngọc thật sinh động, đẹp đẽ, hấp dẫn lã thường.
v Thân đoạn: Cảm nhận thông qua nội dung và nghệ thuật (biện pháp nghệ thuật)
- Anh làm việc hăng say, khéo léo, mạnh mẽ, “hăm hở” qua từng nhát búa.
- Công việc của anh rất nặng nhọc, vất vả và cần nhiều sức lực để có thể kịp kẹp, giữ chặt được “con cá sống” đang “quằn quại”, “giãy đành đạch” như thể cố tình muốn thoát ra khỏi đóng than hồng để trốn khỏi nhát búa của anh.
- Hơn nữa, anh cũng là người rất nhanh nhẹn, dứt khoát trong từng cử chỉ, hành động của mình. Nhanh nhanh tay “bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống”.
Ngoài ra, anh cũng là người lao động rất chăm chỉ, yêu nghề, luôn muốn chinh phục, bắt đầu hành trình mới sau khi đã chiến thắng được “con cá lửa”.
- Đoạn văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để miêu tả hình ảnh con cá sống, qua đó góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động trong công việc.
v Kết đoạn: Nêu suy nghĩ tình cảm mình về đối tượng cảm nhận hoặc nêu tình cảm của tác giả
Như vậy, qua đoạn văn trên, tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp của con người trong lao động, đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng đối với người lao động.
Hộ em ạ , em đang cần gấp ạ
xác định chũ ngữ, vĩ ngữ trong câu sau:
Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.”
a. Dấu hai chấm trong câu (1) có tác dụng gì?
b. Câu 3 được liên kết với các câu khác bằng phép liên kết nào? Chỉ ra các từ ngữ có tác dụng liên kết?
c. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn trên. Qua các biện pháp tu từ đó, em cảm nhận gì về công việc của anh Thận?
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.”
a. Dấu hai chấm trong câu (1) có tác dụng gì?
b. Câu 3 được liên kết với các câu khác bằng phép liên kết nào? Chỉ ra các từ ngữ có tác dụng liên kết?
c. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn trên. Qua các biện pháp tu từ đó, em cảm nhận gì về công việc của anh Thận?
Theo em, các câu trong đoạn văn dưới đây liên kết với nhau nhờ những từ ngữ nào? Hãy gạch dưới các từ ngữ đó.
Một ngày nọ, một gia đình quý tộc nước Anh đưa con về chơi ở miền quê. Trong khi nô đùa, cậu con trai nhỏ của họ sa chân xuống vực nước sâu. Tất cả tưởng chừng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé, vì cậu không biết bơi. Mọi người nhìn cậu bé và gào khóc thảm thiết. Nghe tiếng kêu khóc, một chú bé mặt mũi, quần áo nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã chạy đến và nhảy xuống cứu.
Bài 1. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết gì? Hãy chỉ ra các từ ngữ có tác dụng liên kết và hiệu quả của phép liên kết đó.
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
(Vũ Tú Nam)
Phép liên kết: ............
Từ ngữ thể hiện phép liên kết: .................
Hiệu quả của phép liên kết:.................
giúp mik với
Dưới những nhát búa hăm hở của anh là trạng ngữ chỉ gì ?