Mở đoạn:
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề:"Ý nghĩa của sự khiêm tốn"
Vd: có thể đẫn từ hiện tượng đạo lý trong cuộc sống, một câu nói liên quan đến sự khiêm tốn của ai đó,..v...vv.
Thân đoạn:
Giải thích:
Sự khiêm tốn là gì?
--> Là điều mà những con người tuy tài giỏi nhưng không kiêu ngạo, khoác lác ảo tưởng, họ vẫn luôn cố gắng nỗ lực đi lên phía trước sở hữu. Họ luôn coi bản thân mình vẫn còn nhiều khuyết điểm mặc dù họ giỏi, học vẫn luôn sẵn sàng học hỏi tìm tòi nhiều thứ mới. Họ chưa thật sự coi trọng bản thân mình khi được mọi người khen.
Đi sâu vào bàn luận, phân tích:
Luận 1: Mọi người trong cuộc sống đều nên có sự khiêm tốn. Tại sao lại nói vậy?.
+ Nguyên nhân: vì sự khiêm tốn sẽ giúp cho bản thân mình không phải kẻ ỷ lại, giúp bản thân mình phát triển hơn nữa thay vì ngày ngày chỉ biết tắm trong thành quả của bản thân mà chỉ dừng chân tại con đường cuộc đời.
Luận 2: Sự khiêm tốn luôn có ý nghĩa sâu sắc với mọi con người, đạo lý khiêm tốn này sẽ mãi trường tồn theo thời gian.
+ Hơn hết, sự khiêm tốn còn có ý nghĩa tạo động lực cho bản thân phát triển, hoàn thiện chính mình.
+ Người có sự khiêm tốn còn có được sự kính trọng từ người khác.
-- >Bởi thế, sự khiêm tốn luôn được mọi người hưởng ứng và đồng thành.
Dẫn chứng:
Trong công việc: người khiêm tốn dù giỏi nhưng luôn cố gắng học hỏi, nỗ lực bản thân hơn từ đó dễ dàng đi đến thành công.
Trong học tập: người khiêm tốn dù học rất giỏi nhưng vẫn chưa hài lòng với bản thân chỉ vì lời khen của thầy cô bạn bè, họ vẫn học nhiều hơn nữa và kết quả là đạt thủ khoa, học sinh giỏi.
Liên hệ bản thân:
- Bản thân em cũng luôn cố gắng là người có sự khiêm tốn bởi vì em muốn mình phát triển bản thân hơn, tốt đẹp hơn.
Kết đoạn:
Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ của mình và đưa lời nhắn nhủ đến mọi người.