Dựa vào đoạn dữ liệu sau để trả lời câu hỏi:
“Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận cửu chân Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, đủ biết hình thế đất Việt ta đủ dựng cơ nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng đàn bà ư? Ôi có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy”.
(Ngô Sĩ Liên (2004), Đại Việt Sử kí toàn thư, tập 1, NXB Văn hóa thông tin)
A. Đế
B. Vương
C. Tiết độ sứ
D. Vua.
Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới.
“Canh tý, Hưng Long, năm thứ 8 (1300),…
Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua ngự tới nhà hỏi thăm, hỏi rằng: “Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại xâm lấn thì kế sách làm sao?”.
Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế “thanh dã”, rồi xem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh thì đánh up đằng sau, đó là một thời. Đến thời Đinh Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó lại là một thời. Nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm chiếm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Châu, Liêm Châu, mấy lần đến tận Mai Lĩnh là vì có thể đánh được. Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt, đó là trời xui nên vậy. Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.”
(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư)
Đoạn đối thoại trên của ai với ai?
A. Vua Trần và các quan lại.
B. Vua Trần và Trần Hưng Đạo.
C. Trần Hưng Đạo và cha.
D. Trần Hưng Đạo và tướng lĩnh thân cận.
Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.
Cho các dữ liệu sau:
1. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu.
3. Khởi nghĩa Hai bà Trưng.
4. Chiến thắng của Ngô Quyền.
Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các cuộc khởi nghĩa diễn ra.
A. 1-3-2-4
B. 2-1-4-3
C. 3-2-1-4
D. 3-1-4-2
Ai là người cướp ngôi của Triệu Việt Vương lập ra nhà Hậu Lý Nam Đế?
A. Khúc Thừa Dụ
B. Lý Phật Tử
C. Lý Chiêu Hoàng
D. Khúc Hạo
Người kế tục Lý Nam Đế lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược vào năm 545 là ai?
A. Lý Tự Tiên
B. Lý Phật Tử
C. Lý Thiên Bảo
D. Triệu Quang Phục
Cho các sự kiện:
1. Thông qua Hiến pháp, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
2. quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho Cách mạng Pháp.
3. Quốc hội Lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 3, 1
B. 2, 1, 3
C. 3, 1, 2
D. 3, 2, 1
Các vua nhà Lý cho dựng lầu chuông hai bên thềm điện Long Trì để làm gì?
A. Ngươi dân ai có điều oan uổng đều có thể đánh chuông mời vua ra xét
B. Triệu tập quý tộc, quan lại trong triều đình lúc cần thiết
C. Báo động cho triều đình khi có giặc ngoại xâm.
D. Báo hiệu mùa lễ hội