Nhận xét nào sau đây về tính chất hóa học của cacbon là đúng?
A. Cacbon không thể hiện tính oxi hóa và tính khử.
B. Cacbon thể hiện tính oxi hóa và tính khử với mức độ ngang nhau.
C. Cacbon thể hiện tính oxi hóa và tính khử nhưng tính oxi là tính chất chủ yếu.
D. Cacbon thể hiện tính oxi hóa và tính khử nhưng tính khử là tính chất chủ yếu.
Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, không dẫn điện.
B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
C. Than gỗ, than xương có khả năng hấp phụ các chất khí và chất tan trong dung dịch.
D. Khi đốt cháy cacbon, phản ứng toả nhiều nhiệt, sản phẩm thu được chỉ là khí cacbonic.
Thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí thiên nhiên chứa 96% metan; 2% nitơ và 2% khí cacbon đioxit là (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
A. 9,6 lít
B. 19,2 lít
C. 28,8 lít.
D. 4,8 lít.
Để đốt cháy 6,80g hỗn hợp X gồm hidro và cacbon monooxit cần 8,96 lít oxi (đo ở đktc). Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp X?
Đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và cacbon (thể tích không đáng kể) trong bình kín đựng khí oxi dư, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình so với trước khi đốt sẽ:
A. tăng, giảm hoặc không đổi phụ thuộc lượng C, S
B. tăng
C. giảm
D. không đổi
Đốt cháy hoàn toàn 1,76 gam 1 ancol Z (có mạch cacbon hở và không phân nhánh) cần vừa đủ 11,2 lít không khí (đktc) (trong đó có 20% O2 và 80% N2 theo thể tích) thu được . Vậy cấu tạo của Z có thể là
A . CH 3 - CH 2 - CH 2 - CH 2 - CH 2 OH
B . CH 2 = CH - CH ( OH ) CH 3
C . HOCH 2 - CH = CH - CH 2 OH
D . CH 3 - CH = CH - CH ( OH ) - CH 2 OH
Hỗn hợp M ở thể lỏng, chứa hai ankan. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M cần dùng vừa hết 63,28 lít không khí (đktc). Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch C a ( O H ) 2 lấy dư, thu được 36,00 g chất kết tủa.
1. Tính khối lượng hỗn hợp M biết rằng oxi chiếm 20,00% thể tích không khí.
2. Xác định công thức phân tử và phần trăm khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M nếu biết thêm rằng hai ankan khác nhau 2 nguyên tử cacbon.
Cho mô hình thí nghiệm sau:
Cho các nhận xét sau:
(a) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ.
(b) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của nước trong sản phẩm cháy.
(c) Ống nghiệm được lắp hơi chúi xuống để oxi bên ngoài dễ vào để đốt cháy chất hữu cơ.
(d) Ống nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí CO.
(e) Chất để sử dụng để oxi hóa chất hữu cơ trong thí nghiệm trên là CuO.
(g) Có thể sử dụng mô hình trên để xác định nitơ trong hợp chất hữu cơ.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hoá CuO, người ta thấy thoát ra khí C O 2 , hơi H 2 O và khí N 2 . Kết luận nào dưới đây phù hợp với thực nghiệm ?
A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ.
C. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi.
D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ ; có thể có hoặc không có oxi.
Muốn biết hợp chất hữu có có chứa cacbon hay không, ta có thể : A. đốt chất hữu cơ xem có tạo chất bã đen hay không. B. oxi hóa hợp chất hữu cơ bằng CuO, sau đó cho sản phẩm đi qua CuSO 4 khan. C. oxi hóa hợp chất hữu cơ bằng CuO, sau đó cho sản phẩm đi qua nước vôi trong. D. cho chất hữu cơ tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc.