Điểm khác nhau giữa các nước đế quốc dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Tốc độ phát triển kinh tế của các nước đế quốc
B. Mức độ chi phối đời sống kinh tế – xã hội của các tổ chức độc quyền
C. Sự chênh lệch về diện tích thuộc địa
D. Sự chênh lệch về đối tác xuất khẩu tư bản
Đến nửa cuối thế kỉ XIX, điểm tương đồng của vương quốc Lào và các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào?
A. Chính trị- xã hội ổn định, kinh tế phát triển.
B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị.
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước châu Á, châu Phi trong đó có Việt Nam?
A. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế
B. Sự hình thành các tổ chức độc quyền
C. Tăng cường xâm lược thuộc địa
D. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực ngoại trừ
A. Sản xuất công nghiệp
B. Độ dài đường sắt
C. Ngoại thương và xuất khẩu tư bản
D. Sản lượng nông nghiệp
Câu 16: Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là
A. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của đế quốc Mĩ.
B. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc Mĩ.
C. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 17. Âm mưu bao trùm của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. làm bá chủ toàn thế giới.
B. tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C. tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh,
D. tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 18: Xu thế cơ bản trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh là:
A. hòa bình, hợp tác và phát triển.
B. trật tự thế giới hình thành theo xu thế “đa cực”
C. các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế.
D. Mĩ ra sức thiết lập trật tự “đơn cực”
Câu 19: Định ước Henxinki là biểu hiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vì lí do nào dưới đây?
A. Tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
B. Tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới.
C. Giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh châu Á.
D. Giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị châu Âu.
Câu 20. Hiệp ước Vácsava là một tổ chức:
A. Mang tính phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Mang tính chạy đua vũ trang của Mĩ và Tây Âu.
C. Mang tính cạnh tranh về kinh tế giữa Mĩ và Tây Âu.
D. Mang tính liên minh chính trị, quân sự mang tính chất phòng thủ của các
nước xã hội chủ nghĩa.
Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế ở nước Đức đến giữa thế kỉ XIX là
A. Đất nước thống nhất
B. Đất nước chia cắt thành nhiều vương quốc lớn nhỏ
C. Một phần lãnh thổ bị nước ngoài chiếm đóng
D. Giai cấp thống trị không quan tâm đầu tư phát triển sản xuất
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, kinh tế Anh và Pháp chậm phát triển, do
A. việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa của Anh, Pháp
B. Anh và Pháp mất dần thuộc địa và thị trường trên thế giới
C. Anh và Pháp không đầu tư vào công nghiệp nặng
D. Anh và Pháp mất dần khả năng tăng trưởng tư bản
Sự kiện nào góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỉ XIX?
A. Lincôn lên làm Tổng thống năm 1860
B. Kết thúc nội chiến 1861 – 1865
C. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất
Trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt ở nửa đầu thế kỉ XIX là
A. Khởi nghĩa Liông (Pháp)
B. Phong trào Hiến chương (Anh)
C. Khởi nghĩa Sơlêđin (Đức)
D. Cuộc biểu tình của công nhân Sicagô (Mĩ)