Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ ở miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, ruộng đất nằm trong tay
A. các địa chủ và quý tộc mới
B. các trại chủ và nông dân tự do
C. tư sản và quý tộc mới
D. tư sản mại bản
Sự kiện nào góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỉ XIX?
A. Lincôn lên làm Tổng thống năm 1860
B. Kết thúc nội chiến 1861 – 1865
C. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất
Đến giữa thế kỉ XIX, ở miền Nam nước Mĩ phát triển kinh tế đồn điền dựa trên cơ sở nào?
A. Sự bóc lột sức lao động của nô lệ
B. Sự bóc lột công nhân làm thuê
C. Sự bóc lột nông dân
D. Sự bóc lột các tầng lóp nhân dân lao động
Kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế dựa trên sự phát triên chăn nuôi và sản xuất lúa mì để phục vụ thị trường công nghiệp. Đó là đặc điểm kinh tế ở miền nào của nước Mĩ giữa thế kỉ XIX?
A. Miền Đông và miền Tây
B. Miền Bắc và miền Tây
C. Miền Nam và miền Bắc
D. Miền Nam và miền Tây
Dựa vào hình ảnh sau và hiểu biết của bạn để trả lời câu hỏi
Sự khác biệt trong phát triển kinh tế ở miền Bắc và miền Nam của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Miền Bắc phát triển kinh tế nông nghiệp, miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp.
B. Hai miền đều phát triển kinh tế công nghiệp nhưng miền Bắc phát triển mạnh mẽ hơn.
C. Hai miền đều phát triển kinh tế nông nghiệp nhưng miền Bắc phát triển mạnh mẽ hơn.
D. Miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp, miền Nam phát triển kinh tế nông nghiệp đồn điền.
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực ngoại trừ
A. Sản xuất công nghiệp
B. Độ dài đường sắt
C. Ngoại thương và xuất khẩu tư bản
D. Sản lượng nông nghiệp
Nguyên nhân chung có tính chất quyết định làm cho nền kinh tế của Đức, Mĩ phát triển nhanh chóng vào thế kỉ XIX là gì?
A. Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên
B. Có nguồn nhân lực dồi dào
C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của những nước đi trước
D. Nhờ tiền bồi thường trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 57. Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống nhau?
A. Đều phát triển nông nghiệp với đặc trưng là trồng lúa…
B. Chủ yếu là trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả…
C. Phát triển đánh bắt thủy – hải sản. Ít chú trọng nuôi thủy hải sản…
D. Chủ yếu là trồng lúa nước, bên cạnh đó trồng cả sắn, ngô, củ quả…
Ý nào không giải thích đúng tại sao kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này?
A. Do Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản
B. Quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời vẫn được duy trì chặt chẽ ở Trung Quốc
C. Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến chuyên chế
D. Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt