Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Triệu Mẫn

để hạn chế sự vỡ cốc thủy tinh khi rót nước sôi vào cốc ta nên làm gì?

Lê Thùy Trang
1 tháng 5 2018 lúc 19:32

Mẹo hay để rót nước sôi không làm bể ly :

Thủy tinh là chất liệu rất đặc biệt, tùy vào nhiệt độ và độ dày mà thủy tinh có tính giãn nở khác nhau. Đó cũng là nguyên nhân chúng ta vẫn thường thấy tại sao các ly cốc thủy tinh thường vỡ khi rót nước nóng vào. Chính điều này đã tạo nên sự e ngại cho những ai muốn sử dụng thủy tinh. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này chỉ bằng những thao tác nhỏ sau đây.

Trước khi mua thủy tinh về :

Xếp tất cả cốc thủy tinh mới vào trong xoong to, đổ nước ngập cốc. Sau đó đun nóng lên, bao giờ sôi thì dừng lại, đợi nước nguội thì lấy cốc ra đem dùng. Việc này giúp cốc thủy tinh quen với sự tăng nhiệt độ nên chúng sẽ dãn nỡ đều khi gặp nhiệt nên ly không bể khi rót nước sôi.

Đối với những cốc thủy tinh dày mỏng không đều, khi rót nước sôi vào dễ bị nứt hơn những loại cốc thông thường khác. Hãy đặt vào cốc một vật kim loại như đĩa đồng, thìa canh nhôm, sau đó mới rót nước sôi vào thì cốc không bị nứt.

Trong quá trình sử dụng :

Quan trọng nhất vẫn là cách chúng ta rót nước vào cốc như thế nào. Trước khi rót nước sôi phải đổ hết tất cả nước lạnh có trong cốc ra ngoài. Khi rót, nên rót nước sôi vào giữa cốc từ từ, không nên rót lệch về một thành cốc, vì đáy cốc bao giờ cũng dầy hơn thành cốc.

Đối với mùa đông, trước khi rót nước sôi vào ly cốc nên bỏ một chiếc thìa bằng kim loại vào trong cố để giảm nhiệt độ. Vì thời tiết mùa đông rất lạnh, mà rót nước nóng vào dễ sinh sốc nhiệt và bể cốc.

Nguyên nhân hiện tượng rót nước sôi vào thủy tinh gây bể :

Có rất nhiều giải thích cho hiện tượng này. Có người cho rằng do cốc thủy tinh khi tiếp xúc với nước nóng bị trương ra không đều. Khi đổ nước sôi vào cốc, tầng trong của cốc bị nóng trước, lập tức trương to ra, nhưng tầng ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp trương nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài, làm cho cốc bị vỡ.

Cũng có ý kiến cho rằng khi rót nước sôi vào cốc, phần bên trong của cốc bị nóng trước và truyền nhiệt ra các phần bên ngoài cốc. Nhưng nếu nước quá nóng thì khi rót vào do nhiệt độ bên trong cốc tăng lên đột ngột mà nhiệt đó chưa kịp truyền ra ngoài cốc, do đó phần bên trong cốc sẽ giãn nở nhanh hon bên ngoài cốc dẫn đến hiện tượng giãn nở không đều và vỡ cốc.

Cách giải thích dễ hiểu nhất chính là: cốc thủy tinh bị vỡ khi đựng nước sôi là do sự thay đổi nhiệt độ nhanh làm biến đổi cấu trúc của thủy tinh gây ra tình trạng nứt, bể.

Thủy tinh sử dụng trong nhà thì luôn tạo ra một không gian thanh lịch, trong sáng giành cho gia đình, tuy nhiên việc sử dụng những vật dụng này cũng thường xuyên tạo ra những tác hại không tốt đến cuộc sống của chính các thành viên trong gia đình. Từ việc sử dụng các loại chén bát được làm từ thủy tinh, cho đến ly tách hay thậm chí là xoong nồi bằng thủy tinh cũng vậy, rất cần sự chú ý từ các thành viên trong gia đình các bạn. Hãy chú ý đến việc tránh làm đổ bể vì thủy tinh là loại vật liệu rất dễ bể, cẩn thận thì sẽ tốt hơn.

hika
1 tháng 5 2018 lúc 19:34

để làm hạn chế sự vỡ cốc thủy tinh khi rót nước sôi vào cốc ta nên : 

làm lạnh cốc trước khi rót 

sau đó đổ nước vào 

The end

Natsu Dragneel
1 tháng 5 2018 lúc 19:38

 Xếp tất cả cốc thủy tinh mới vào trong xoong to, đổ nước ngập cốc. Sau đó đun nóng lên, bao giờ sôi thì dừng lại, đợi nước nguội thì lấy cốc ra đem dùng. Việc này giúp cốc thủy tinh quen với sự tăng nhiệt độ nên chúng sẽ dãn nỡ đều khi gặp nhiệt nên ly không bể khi rót nước sôi.

bạn làm cẩn thận nhé......

Đối với những cốc thủy tinh dày mỏng không đều, khi rót nước sôi vào dễ bị nứt hơn những loại cốc thông thường khác. Hãy đặt vào cốc một vật kim loại như đĩa đồng, thìa canh nhôm, sau đó mới rót nước sôi vào thì cốc không bị nứt.


Các câu hỏi tương tự
duczbminecfrazs
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Sơn
Xem chi tiết
Chu Phương Thu
Xem chi tiết
yuki
Xem chi tiết
fairtail con đường trở t...
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Xem chi tiết
Electro Wizard
Xem chi tiết
Quảng Đăng Thái Vượng
Xem chi tiết
Mai Yến Nhi
Xem chi tiết