Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ẩn danh

Đề cương thi HKI sử 11

Phần trắc nghiệm: lựa chọn 1 phương án đúng.

Câu 1. Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân tác động như thế nào đến nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á?

     A. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.

     B. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh.

     C. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước.

     D. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam pu chia và nhân Việt Nam

     A. khởi nghĩa Achaxoa. B. khởi nghĩa Yên Thế.

     C. khởi nghĩa Xi vô tha. D. khởi nghĩa Pu côm bô

Câu 3. Biết khéo léo phát động khẩu hiệu phù hợp để phân hoá kẻ thù và tập hợp sức mạnh quần chúng. Nội dung này gắn với bài học nào trong một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh nhân dân.

     A. Bài học về nghệ thuật quân sự. B. Bài học về chiến tranh nhân dân.

     C. Bài học về tập hợp quần chúng nhân dân. D. Bài học về vai trò đoàn kết dân tộc.

Câu 4. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của

     A. Mỹ. B. Tây Ban Nha.

     C. Pháp. D. Bồ Đào Nha.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) mang tính chất nào sau đây?

     A. Khởi nghĩa tự phát của nông dân. B. Cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt.

     C. Chiến tranh thống nhất đất nước. D. Tính nhân dân rộng rãi.

Câu 6. Đến đầu thế kỉ XIX, chế độ cai trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a bị rung chuyển bởi cuộc khởi nghĩa của

     A. nhà sư Pu-côm-bô. B. Hoàng thân Si-vô-tha.

     C. nhân dân trên đảo Ban-da. D. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.

Câu 7. Hành quân xa mệt mỏi, lại thiếu lương thực. Đó là nguyên nhân khiến cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù nào bị thất bại ở nước ta.

     A. Quân xâm lược Tống. B. Quân xâm lược Mông- Nguyên.

     C. Quân xâm lược Nam Hán D. Quân xâm lược Thanh.

Câu 8. Chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (tháng 8/1945), những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc?

     A. Mi-an-ma, Lào, Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

     C. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. D. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Lào.

Câu 9. Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?

     A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

     B. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.

     C. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

     D. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

Câu 10. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc có một trong những đặc điểm nào sau đây?

     A. Diễn ra trên phạm vi cả nước. B. Các cuộc khởi nghĩa đều thắng lợi.

     C. Diễn ra sôi nổi, liên tục và mạnh mẽ. D. Diễn ra khi đất nước có độc lập.

Câu 11. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), kế sách “Tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt nhằm mục đích nào sau đây?

     A. Mở rộng biên giới lãnh thổ sang nước Tống.

     B. Xây dựng căn cứ quân sự ngay trong lòng quân địch.

     C. Phô trương tiềm lực quân sự mạnh của Đại Việt.

     D. Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Tống.

Câu 12. Trong suốt quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vì một trong những lí do nào sau đây?

     A. Có tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc.

     B. Được xem là cái nôi của văn minh nhân loại.

     C. Là một quốc gia chưa có độc lập, chủ quyền.

     D. Là trung tâm văn hóa bật nhất phương Đông.

Câu 13. Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?

     A. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

     B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

     C. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.

     D. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.

Câu 14. Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua hoạt động

     A. du lịch. B. truyền giáo.

     C. nhân đạo. D. thể thao.

Câu 15. Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX là gì?

     A. Phong trào đấu tranh diễn ra theo khuynh hướng tư sản.

     B. Diễn ra quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.

     C. Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến.

     D. Thắng lợi hoàn toàn, lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp.

Câu 16. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là

     A. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước.

     B. đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

     C. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.

     D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.

Câu 17. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân Đại Việt chống lại quân xâm lược nào?

     A. Nhà Nguyên. B. Nhà Minh.

     C. Nhà Hán. D. Nhà Tống.

Câu 18. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không phải là những cuộc khỡi nghĩa tiêu biểu trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam?

     A. Phùng Hưng. B. Hai Bà Trưng.

     C. Bà Triệu. D. Yên Thế.

Câu 19. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa lí chiến lược nào sau đây?

     A. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á.

     B. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.

     C. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi.

     D. Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Câu 20. Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?

     A. Nhà Tiền Lê. B. Nhà Lý.

     C. Nhà Hồ. D. Nhà Trần.

Câu 21. Về mặt chính trị, sau khi hoàn thành xâm lược Đông Nam Á các nước thực dân phương Tây đã thi hành chính sách

     A. "ngu dân". B. "chia để trị".

     C. "phản phong". D. "đồng hóa".

Câu 22. Thực tiễn các chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào sau đây?

     A. Giữ gìn bản sắc văn hóa, không hòa nhập với văn hóa bên ngoài.

     B. Duy trì chính sách đối ngoại hòa bình, láng giềng thân thiện.

     C. Lấy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì hòa bình.

     D. Chủ động hòa hiếu với các nước lớn để tránh nguy cơ chiến tranh.

Câu 23. Một trong những công lao to lớn của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là

     A. lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, lập nước Vạn Xuân.

     B. mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.

     C. lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa.

     D. mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc.

Câu 24. Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với

     A. chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước.

     B. sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.

     C. chiều hướng phát triển kinh tế của đất nước.

     D. tình hình văn hóa - xã hội của quốc gia.

Câu 25. Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789), nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi nào sau đây?

     A. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử. B. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.

     C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt. D. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.

Câu 26. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở bể Đông, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”?

     A. Nguyễn Thị Định. B. Lê Chân.

     C. Triệu Thị Trinh. D. Bùi Thị Xuân.

Câu 27. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?

     A. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào. B. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.

     C. 3 nước Đông Dương. D. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

Câu 28. Phong trào Tây Sơn (1771-1802) bùng nổ nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?

     A. Giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ. B. Giải quyết mâu thuẫn giai cấp.

     C. Hoàn thành thống nhất đất nước. D. Bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân.

Câu 29. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân

     A. Hà Lan. B. Anh.

     C. Pháp. D. Tây Ban Nha.

Câu 30. Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các quốc gia Đông Nam Á vẫn là những nước

     A. công nghiệp mới. B. công nghiệp phát triển.

     C. công nghiệp lạc hậu. D. nông nghiệp lạc hậu.

Câu 31. Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa mở ra thời kỳ tự chủ lâu dài trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam?

     A. Khởi nghĩa Lý Bí năm 542. B. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

     C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. D. Khởi Phùng Hưng năm 776.

Câu 32. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản ở khu vực Đông Nam Á diễn ra sớm nhất ở

     A. Thái Lan, Việt Nam, Lào. B. Việt Nam, Campuchia, Lào.

     C. In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin. D. Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam.

Câu 33. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa chiến lược của Việt Nam?

A. Nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

B. Dải đất hình chữ S, có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, hải cảng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế biển.

C. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, là nơi giao thoa nhiều nền văn minh lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ.

D. Nằm trên bán đảo Đông Dương, có mối liên hệ mật thiết với các quốc gia Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Câu 34. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa chiến lược của Việt Nam?

A. Nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Âu và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

B. Cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, giàu tài nguyên khoáng sản, dân cư đông đúc.

C. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, là nơi giao thoa nhiều nền văn minh lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ.

D. Nằm trên bán đảo Đông Dương, có mối liên hệ mật thiết với các quốc gia Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Câu 35. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng

A. trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào dân tộc.

B. trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.

C. đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.

D. khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.

Câu 36. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa như thế nào?

A. Có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

B. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

C. Có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.

D. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước, để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Câu 37. Đâu là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945?

A. Cuộc chiến tranh của ta là chính nghĩa. B. Cuộc chiến tranh của ta là phi nghĩa.

C. Ta có sức mạnh quân sự lớn hơn địch. D. Ta nhận được ủng hộ từ bên ngoài.

Câu 38. Đâu là yếu tố quan trọng để nhân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc?

A. Sức mạnh quân sự, kinh tế. B. Tướng lĩnh tài năng mưu lược.

C. Truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân. D. Sức mạnh kinh tế, văn hoá, xã hội.

Câu 39. Nguyên nhân chủ quan nào mang tính quyết định đối với thắng lợi của các cuộc kháng chiến?

A. Đường lối quân sự đúng đắn ,linh hoạt, độc đáo ,sáng tạo.

B. Các tướng lĩnh yêu nước, dũng cảm, tài năng mưu lược.

C. Sự đoàn kết đồng lòng, dũng cảm, kiên cường của nhân dân.

D. Sức mạnh kinh tế, văn hoá, quân sự mạnh.

Câu 40. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới một số cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 là do

A. ta không có đường lối đúng đắn thiên về chủ hòa.

B. tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho ta.

C. khối đại đoàn kết dân tộc không được củng cố.

D. thiếu sức mạnh về kinh tế, quân sự..

Phần hai: Câu hỏi đúng sai

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang họp ở Mát-xcơ-va (12-1922) đã nhất trí thông qua bản tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết dựa trên cơ sở sự tự nguyện của các nước cộng hòa Xô viết. Năm 1924, bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết”.

                                                          (Trích sgk lịch sử 11 Cánh Diều, trang 21)

a.Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập tại Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang (12-1922).

b.Sự ra đời của Liên Xô bắt nguồn từ nguyên tắc tự quyết và có chính sách cưỡng chế của nước Nga.

c. Năm 1924, bản hiến pháp đầu tiên và duy nhất của Liên Xô đã được thông qua.

d. Năm 1924 đánh dấuquá trình thành lập nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được hoàn thành.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Liên Xô là nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, đã tỏ ra sức mạnh phi thường. Ngay từ khi mới thành lập, Liên Xô chẳng những đập tan được bọn phản cách mạng trong nước, mà còn đánh thắng cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc, chưa đầy 30 năm sau lại đánh thắng hoàn toàn bọn phát xít Đức – Ý – Nhật, chẳng những bảo vệ được nhà nước Xô Viết mình mà còn góp phần to lớn giải phóng nhiều nước khác, cứu cả loài người khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa phát xít”.

(Hồ Chí Minh, Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà nội, 2011, tr.388 – 389)

a.Liên Xô là nhà nước chuyên chính vô sản duy nhất trên thế giới.

b.Vừa mới ra đời Liên Xô đã đánh thắng cuộc can thiệp vũ trang của liên quân14 nước đế quốc.

c. Liên Xô đánh thắng phát xít Nhật ở châu Á là điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

d. Cứu cả loài người thoát khỏi ách nô lệ chủ nghĩa phát xít là trách nhiệm của Liên Xô.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây

Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên nhân cơ bản bao gồm:

- Do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.

- Quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành.

- Hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài.

( Trích SGK sử 12 trang 25 - Bộ sách kết nối tri thức).

a. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô do nguyên nhân chủ quan và khách quan.

b. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô là sự sụp đổ của hệ thống CNXH trên toàn thế giới.

c. Các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô và các nước Đông Âu phạm nhiều thiếu sót và sai lầm trong quá trình xây dựng CNXH .

d. Mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu ngay từ khi mới hình thành đã chứa đựng nhiều thiếu sót và sai lầm.

Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tại Bảo tàng hàng hải ở Ma – lắc – ca (Ma – lai – xi – a), mô hình con tài Phlo đơ Ma của Bồ Đào Nha bị đắm ở Ma – lắc – ca thu hút sự chú ý của đông đảo khách tham quan. Đây là một trong số những con tàu thuộc hạm thuyền hùng mạnh của thực dân Bồ Đào Nha tấn công xâm lược Vương quốc Ma – lắc – ca, cũng là một thương cảng sầm uất ở Đông Nam Á vào năm 1511. Sự kiện này đã mở đầu cho quá trình xâm lược và thống trị kéo dào nhiều thế kỉ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.

                                           (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.29)

a. Đoạn trích tập trung phản ánh sự phát triển của du lịch tại thành phố biển Ma – lắc – ca

b. Bồ Đào Nha là nước thực dân phương Tây đầu tiên xâm lược khu vực Đông Nam Á

c. Thực dân phương Tây bắt đầu quá trình xâm lược khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XV

d. Một trong những nguyên nhân khiến Bồ Đào Nha xâm lược Ma – lắc – ca vì đây là một hải cảng sầm uất ở biển Đông

Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Từ năm 1892, Ra – ma V tiến hành cuộc cải cách hành chính. Sau khi cử nhiều đoàn đi nghiên cứu thể chế của một số nước châu Âu, giai cấp thống trị Xiêm coi mô hình nhà nước quân chủ lập hiến của đế quốc Đức là phù hợp với tình hình Xiêm. Vua vẫn là người có quyền lực tối cao trong toàn quốc. Bên cạnh vua có Hội đồng nhà nước đóng vai trò cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay thế bằng Hội đồng Chính phủ gồm 12 bộ trưởng”

                              (Vũ Dương Ninh, Lịch sử Vương quốc Thái Lan, NXB Giáo dục, 1994, tr.92)

a. Đoạn trích cung cấp thông tin về cải cách của vua Ra – ma V trên tất cả mọi lĩnh vực

b. Cuộc cải cách hành chính của vua Ra – ma V bắt đầu được tiến hành từ cuối thế kỉ XVIII

c. Thể chế nhà nước quân chủ lập hiến mà Xiêm xây dựng từ cuộc cải cách của vua Ra – ma V là học tập theo mô hình của phương Tây

d. Với cải cách của vua Ra- ma V, Hội đồng nhà nước đóng vai trò lập pháp, còn Hội đồng Chính phủ đóng vai trò hành pháp

Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Từ năm 1920 đến năm 1945, nhiều đảng phái và tổ chức chính trị mới đã ra đời ở Đông Nam

Á. Tiêu biểu trong số này là Đảng Lập hiến, Việt Nam Quốc dân đảng, Đảng Cộng Sản Đông Dương (Việt Nam, Đông Dương); Đảng Dân tộc, Đảng Cộng sản (In – đô – nê – xi – a); Đảng Tha – khin, Đảng Cộng sản (Mi – an – ma); Đại hội toàn Mã Lai (Ma – lai – xi – a); Đảng Cộng sản Phi – lip – pin,…”

                                                            (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.37)

a. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập, nhân dân các nước Đông Nam Á đã thành lập được nhiều tổ chức chính trị và đảng phái theo các khuynh hướng khác nhau.

b. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập từ 1920 – 1945, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở tất cả các nước Đông Nam Á.

c. Đảng Dân tộc là một trong những chính đảng cách mạng tiêu biểu của nhân dân Việt Nam và Đông Dương.

d. Việt Nam Quốc dân đảng, Đảng Tha – khin, Đại hội toàn Mã Lai là những đảng phái và tổ chức chính trị tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản ở Đông Nam Á.

Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

 “ Chiến tranh bảo vệ tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước….Chiến tranh bảo vệ tổ quốc còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hòa, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc….”

(SGK Lịch sử 11, bộ kết nối tri thức, trang 44-45).

a. Tất cả các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử dân tộc đều giành được thắng lợi.

b. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc góp phần hình thành truyền thống yêu nước.

c. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc tác động lớn đến tiến trình lịch sử dân tộc và quản lý đất nước.

d. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng lãnh thổ quốc gia.

Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á – khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Việt Nam cũng là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Cùng với nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc,…. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng. Vì vậy trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

(SGK Lịch sử 11, bộ kết nối tri thức, trang 44).

a. Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là “cửa ngõ” tiến vào bán đảo Trung Ấn từ phía đông.

b. Với vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam thường xuyên bị các nước phương tây xâm lược.

c. Do vị trí địa lý quan trọng, Việt Nam phải trãi qua hàng ngàn năm chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.

d. Việt Nam có vị trí đặc biệt vì vị trí của Việt Nam liên quan đến Trung quốc, Biển Đông và Đông Nam Á.

Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“ Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng đóng cọc, nước triều rút, cọc nhô lên Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Hoằng Tháo không kịp sử thuyền mà nước triều rút rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ”.

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư,

Tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1998, trang 203)

a. Kháng chiến chống quân Nam hán nhanh chóng thắng lợi vì Ngô quyền đã đề ra cách đánh giặc độc đáo.

b. Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập cho dân tộc.

c. Ngô Quyền được đánh giá là “vị tổ trung hưng”, “vua của các vua”.

d. Trận thắng lợi của Ngô quyền trên sông Bạch Đằng (938) là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống.

Câu 10: Đọc các đoạn tư liệu sau:

   Tư liệu 1: Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”

             (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 156, 157)

    Tư liệu 2: Bà quê ở huyện Quân An, quận Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay). Căm thù chính sách đồng hoá, áp bức và bóc lột tàn bạo của nhà Ngô, Bà đã nêu ý chí: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng giữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”.

              (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr. 51)

a. Đoạn tư liệu 2 nhắc đến nhân vật Trưng Trắc

b. Triệu Thị Trinh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống triều đại nhà Ngô (Trung Quốc)

c. Các cuộc khởi nghĩa được nhắc đến trong 2 đoạn tư liệu trên đều chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, trong thời kì nghìn năm Bắc thuộc

d. Quy mô cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rất rộng lớn, gồm các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại

Câu 11: Đọc đoạn tư liệu sau:

“ Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nông dân khởi nghĩa duy nhất trong thời phong kiến Việt Nam đã đánh bại kẻ thù trong và ngoài nước (…). Phong trào đã lật đổ nền thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động, kết thúc tình trạng phân chia đất nước kéo dài trên hai thế kỉ, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, đặt cơ sở cho công cuộc khôi phục quốc gia thống nhất sau này”.

(Phan Huy Lê, Tìm hiểu thêm về phong trào nông dân Tây Sơn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 961, tr.37)

a. Đoạn trích phản ánh đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc thế kỉ XVIII

b. Khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam

c. Một trong những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn là lật đổ các tập đoàn phong kiến phản động, thống nhất hoàn toàn quốc gia

d. Khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh tan quân xâm lược đến từ phương Tây, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc

Phần ba: Tự luận

Câu 1: Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?

Câu 2: Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945? Trính bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi đó?

Câu 3: Phân tích nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (thế kỉ X - XIX). Em hãy cho biết trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và giữ gìn nền độc lập của dân tộc Việt Nam?

Câu 4: Nêu vai trò . ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

Câu 5: Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc?

Câu 6: Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 7: Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

Câu 8: Những bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghi

ệp xây dựng và bảo vệ tổ Quốc hiện nay?


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Ngô Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
MAI THỊ NHƯ Ý
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Lê Thị Phương Anh
Xem chi tiết