Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Marry

Đề bài:

Nêu cảm nhận về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

 

✰๖ۣۜŠɦαɗøω✰
30 tháng 1 2020 lúc 5:08

Nhà văn Nam Cao là một nhà văn tên tuổi có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Việc xây dựng nhân vật vô cùng đặc sắc điển hình tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của Nam Cao đó chính là nhân vật Chí Phèo.

    Với tác phẩm "Chí Phèo" tác giả Nam Cao xứng đáng với tên tuổi nổi bật của mình trong nền văn học nước nhà. Bởi nói tới nỗi khổ của người nông dân thì nhiều nhà văn đã thành công với nhiều tác phẩm nổi tiếng như tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.

    Chí Phèo là một thanh niên bản tính hiền lành, lương thiện, nhưng chính xã hội phong kiến, tầng lớp bóc lột của xã hội cũ đã chà đạp, xô đẩy cuộc đời Chí Phèo tới chân tường, không lối thoát, đánh mất giá trị con người mình, mất đi tính lương thiện vốn có của người nông dân hiền lành chất phác.

    Nhân vật Chí Phèo khổ từ khi mới sinh ra, bởi anh là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Rồi may mắn được bác phó cối nhặt về nuôi dưỡng thương yêu như con của mình. Nhưng chỉ được vài năm thì bác phó cối chết đi, Chí Phèo lang thang đi ở đợ cho hết nhà này tới nhà khác kiếm miếng ăn.

    Năm mười mấy tuổi Chí Phèo đi làm canh điền cho gia đình giàu có quyền lực nhất làng Vũ Đại chính là nhà Bá Kiến. Chí Phèo được tiếng là hiền lành chăm chỉ như cục đất suốt ngày chỉ biết làm việc mà thôi. Dù không được học hành nhiều nhưng Chí Phèo hiểu thế nào là đúng sai, phải trái. Trong nhà Bá Kiến có bà Ba thường xuyên bắt Chí Phèo lên hầu hạ bóp chân, đấm lưng, bà ba còn trẻ nên có nhiều mong muốn trong vấn đề tình cảm, nhưng lão Bá Kiến thì già rồi nên không thể chiều bà thường xuyên được. Bà ba vợ lão Bá Kiến để mắt tới Chí Phèo, Chí Phèo biết và lão Bá Kiến biết.

    Những lúc như vậy, Chí Phèo cảm thấy nhục chứ chẳng vui vẻ gì. Lão Bá Kiến thì sinh ghen tuông vô cớ với Chí Phèo rồi lão âm mưu vu vạ, cho Chí Phèo tội ăn cắp đẩy anh vào tù chừng bảy, tám năm gì đó tưởng đâu Chí Phèo đã chết mất mạng trong tù rồi chẳng ai còn nhớ tới anh nữa.

    Chính những thời gian bị ngồi tù oan đã biến Chí Phèo từ con người hiền lành lương thiện trở một kẻ bị lưu manh hóa, đánh mất tính lương thiện trong mình. Khi mãn hạn tù trở về làng Vũ Đại, Chí Phèo đã biến thành một người hoàn toàn khác với trước kia, một tên giang hồ thật sự, răng cạo trắng ởn, đầu trọc lốc, ai nhìn thấy hắn cũng lảng tránh. Hắn đã trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những việc đánh đấm đòi nợ thuê. Cuộc đời Chí Phèo từ khi ra tù về hắn triền miên trong những cơn say rượu, hết rượu, hết tiền hắn cướp để có tiền tiếp tục mua rượu uống. Hắn thật sự đã biến chất trở thành nỗi khiếp sợ của những người dân hiền lành lương thiện.

    Khi xây dựng nhân vật Chí Phèo có lẽ Nam Cao đã phản ánh vô cùng sống động, chân thực cuộc sống của xã hội cũ, những người nông dân bị bần cùng, hủy hoại về tâm hồn vì sự nghèo khổ áp bức, tới cùng quẫn. Nhân vật Chí Phèo bị sa lầy trong vũng bùn của sự xuống cấp đạo đức, tha hóa lòng nhân hậu sự lương thiện. Nhưng chính Bá Kiến và xã hội lúc đó là nguyên nhân xô đẩy Chí Phèo tới bước đường đó. Sự tha hóa của Chí Phèo đã tố cáo tội ác dã man của xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân cách số phận của người nông dân, khiến cho người nông dân đánh mất nhân cách, tính thiện lương trong con người mình.

    Càng đi sâu vào những bi kịch của người nông dân trước khi cách mạng tháng Tám xảy ra Nam Cao càng nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong vẻ ngoài xù xì gai góc của họ. Mỗi người nông dân đều có nội tâm phong phú sâu sắc. Chí Phèo là một con người lương thiện, bản chất hiền lành nhưng chính xã hội đó đã tước đi quyền làm người lương thiện của Chí Phèo.

    Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là một cuộc gặp gỡ định mệnh, chính bát cháo hành của Thị Nở khi Chí Phèo ốm đã cứu vớt linh hồn con người của anh. Chí Phèo cảm thấy một cảm giác khó tả anh mong ước mơ hồ nhớ về nguyện vọng ước mơ của mình ngày xưa. Khi muốn có một mái ấm gia đình, vợ làm việc vợ, chồng làm việc chồng cùng nhau sum vầy sớm tối bên nhau.

    Lần đầu tiên sau nhiều năm Chí Phèo tỉnh rượu hắn mơ hồ nhận thấy sự cô đơn của cuộc đời mình. Chí Phèo muốn có gia đình nhưng cánh cửa trở về làm người lương thiện đang mở ra bỗng đóng sầm trước mắt Chí Phèo. Khi bà cô ruột của Thị Nở không cho Thị Nở qua lại với anh, chê anh là thằng không cha không mẹ, thằng chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ…

    Chí Phèo hận lắm, anh cảm thấy mình chẳng còn gì để mất cả anh muốn trả thù. Anh sẽ tìm tới bà cô Thị Nở cho bà ta một bài học, nhưng bàn chân của Chí Phèo lại đưa anh tới nhà lão Bá Kiến bởi trong tiềm thức Chí Phèo hiểu rằng mình trở nên mất lương thiện, mất tính người đi tới bước đường này đều do lão Bá Kiến gây ra. Câu hỏi Chí Phèo hỏi lão Bá Kiến khiến người đọc vô cùng xúc động "Ai cho tao lương thiện?" đó là câu hỏi thấm thía sâu sắc thể hiện sự đồng cảm của tác giả Nam Cao với đứa con tinh thần của mình.

    Câu chuyện khép lại để lại trong lòng bạn đọc nhiều ám ảnh day dứt trong lòng người đọc về cuộc đời số phận của nhân vật Chí Phèo một con người đáng thương hơn đáng giận, một số phận bị bần cùng lưu manh hóa nhưng thực chất trong con người anh ta sự lương thiện vẫn luôn tồn tại, chỉ có điều nó bị xã hội phong kiến chà đạp lên mà thôi.

    Truyện ngắn "Chí Phèo" với cốt truyện độc đáo, thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của Nam Cao khi đi sâu khai thác nội tâm bên trong con người lao động thể hiện một cây bút lão luyện thiên tài của nền văn học hiện thực. Chí Phèo thật sự là một tác phẩm kinh điển của nền văn học hiện thực nước ta cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ độc đáo hơn.



Yeahhhh, viết xong rồi , học tốt nhé !!

Khách vãng lai đã xóa
cường xo
30 tháng 1 2020 lúc 5:20

Nhà văn Nam Cao là một nhà văn tên tuổi có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Việc xây dựng nhân vật vô cùng đặc sắc điển hình tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của Nam Cao đó chính là nhân vật Chí Phèo.

    Với tác phẩm "Chí Phèo" tác giả Nam Cao xứng đáng với tên tuổi nổi bật của mình trong nền văn học nước nhà. Bởi nói tới nỗi khổ của người nông dân thì nhiều nhà văn đã thành công với nhiều tác phẩm nổi tiếng như tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.

    Chí Phèo là một thanh niên bản tính hiền lành, lương thiện, nhưng chính xã hội phong kiến, tầng lớp bóc lột của xã hội cũ đã chà đạp, xô đẩy cuộc đời Chí Phèo tới chân tường, không lối thoát, đánh mất giá trị con người mình, mất đi tính lương thiện vốn có của người nông dân hiền lành chất phác.

    Nhân vật Chí Phèo khổ từ khi mới sinh ra, bởi anh là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Rồi may mắn được bác phó cối nhặt về nuôi dưỡng thương yêu như con của mình. Nhưng chỉ được vài năm thì bác phó cối chết đi, Chí Phèo lang thang đi ở đợ cho hết nhà này tới nhà khác kiếm miếng ăn.

    Năm mười mấy tuổi Chí Phèo đi làm canh điền cho gia đình giàu có quyền lực nhất làng Vũ Đại chính là nhà Bá Kiến. Chí Phèo được tiếng là hiền lành chăm chỉ như cục đất suốt ngày chỉ biết làm việc mà thôi. Dù không được học hành nhiều nhưng Chí Phèo hiểu thế nào là đúng sai, phải trái. Trong nhà Bá Kiến có bà Ba thường xuyên bắt Chí Phèo lên hầu hạ bóp chân, đấm lưng, bà ba còn trẻ nên có nhiều mong muốn trong vấn đề tình cảm, nhưng lão Bá Kiến thì già rồi nên không thể chiều bà thường xuyên được. Bà ba vợ lão Bá Kiến để mắt tới Chí Phèo, Chí Phèo biết và lão Bá Kiến biết.

    Những lúc như vậy, Chí Phèo cảm thấy nhục chứ chẳng vui vẻ gì. Lão Bá Kiến thì sinh ghen tuông vô cớ với Chí Phèo rồi lão âm mưu vu vạ, cho Chí Phèo tội ăn cắp đẩy anh vào tù chừng bảy, tám năm gì đó tưởng đâu Chí Phèo đã chết mất mạng trong tù rồi chẳng ai còn nhớ tới anh nữa.

    Chính những thời gian bị ngồi tù oan đã biến Chí Phèo từ con người hiền lành lương thiện trở một kẻ bị lưu manh hóa, đánh mất tính lương thiện trong mình. Khi mãn hạn tù trở về làng Vũ Đại, Chí Phèo đã biến thành một người hoàn toàn khác với trước kia, một tên giang hồ thật sự, răng cạo trắng ởn, đầu trọc lốc, ai nhìn thấy hắn cũng lảng tránh. Hắn đã trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những việc đánh đấm đòi nợ thuê. Cuộc đời Chí Phèo từ khi ra tù về hắn triền miên trong những cơn say rượu, hết rượu, hết tiền hắn cướp để có tiền tiếp tục mua rượu uống. Hắn thật sự đã biến chất trở thành nỗi khiếp sợ của những người dân hiền lành lương thiện.

    Khi xây dựng nhân vật Chí Phèo có lẽ Nam Cao đã phản ánh vô cùng sống động, chân thực cuộc sống của xã hội cũ, những người nông dân bị bần cùng, hủy hoại về tâm hồn vì sự nghèo khổ áp bức, tới cùng quẫn. Nhân vật Chí Phèo bị sa lầy trong vũng bùn của sự xuống cấp đạo đức, tha hóa lòng nhân hậu sự lương thiện. Nhưng chính Bá Kiến và xã hội lúc đó là nguyên nhân xô đẩy Chí Phèo tới bước đường đó. Sự tha hóa của Chí Phèo đã tố cáo tội ác dã man của xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân cách số phận của người nông dân, khiến cho người nông dân đánh mất nhân cách, tính thiện lương trong con người mình.

    Càng đi sâu vào những bi kịch của người nông dân trước khi cách mạng tháng Tám xảy ra Nam Cao càng nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong vẻ ngoài xù xì gai góc của họ. Mỗi người nông dân đều có nội tâm phong phú sâu sắc. Chí Phèo là một con người lương thiện, bản chất hiền lành nhưng chính xã hội đó đã tước đi quyền làm người lương thiện của Chí Phèo.

    Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là một cuộc gặp gỡ định mệnh, chính bát cháo hành của Thị Nở khi Chí Phèo ốm đã cứu vớt linh hồn con người của anh. Chí Phèo cảm thấy một cảm giác khó tả anh mong ước mơ hồ nhớ về nguyện vọng ước mơ của mình ngày xưa. Khi muốn có một mái ấm gia đình, vợ làm việc vợ, chồng làm việc chồng cùng nhau sum vầy sớm tối bên nhau.

    Lần đầu tiên sau nhiều năm Chí Phèo tỉnh rượu hắn mơ hồ nhận thấy sự cô đơn của cuộc đời mình. Chí Phèo muốn có gia đình nhưng cánh cửa trở về làm người lương thiện đang mở ra bỗng đóng sầm trước mắt Chí Phèo. Khi bà cô ruột của Thị Nở không cho Thị Nở qua lại với anh, chê anh là thằng không cha không mẹ, thằng chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ…

    Chí Phèo hận lắm, anh cảm thấy mình chẳng còn gì để mất cả anh muốn trả thù. Anh sẽ tìm tới bà cô Thị Nở cho bà ta một bài học, nhưng bàn chân của Chí Phèo lại đưa anh tới nhà lão Bá Kiến bởi trong tiềm thức Chí Phèo hiểu rằng mình trở nên mất lương thiện, mất tính người đi tới bước đường này đều do lão Bá Kiến gây ra. Câu hỏi Chí Phèo hỏi lão Bá Kiến khiến người đọc vô cùng xúc động "Ai cho tao lương thiện?" đó là câu hỏi thấm thía sâu sắc thể hiện sự đồng cảm của tác giả Nam Cao với đứa con tinh thần của mình.

    Câu chuyện khép lại để lại trong lòng bạn đọc nhiều ám ảnh day dứt trong lòng người đọc về cuộc đời số phận của nhân vật Chí Phèo một con người đáng thương hơn đáng giận, một số phận bị bần cùng lưu manh hóa nhưng thực chất trong con người anh ta sự lương thiện vẫn luôn tồn tại, chỉ có điều nó bị xã hội phong kiến chà đạp lên mà thôi.

    Truyện ngắn "Chí Phèo" với cốt truyện độc đáo, thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của Nam Cao khi đi sâu khai thác nội tâm bên trong con người lao động thể hiện một cây bút lão luyện thiên tài của nền văn học hiện thực. Chí Phèo thật sự là một tác phẩm kinh điển của nền văn học hiện thực nước ta cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ độc đáo hơn.


nguồn : https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-nhan-vat-chi-pheo

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lương Phương Thảo
30 tháng 1 2020 lúc 17:29

-

 Trong Giăng sáng Nam Cao đã đã viết lên một quan niệm văn chương thật sâu sắc và thấm thía "Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than và nhà văn không được trốn tránh nghệ thuật mà phải đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang động của đời". Với quan niệm nghệ thuật đáng quý ấy Nam Cao đã mạnh mẽ bước vào đứng giữa những tầng lớp nhân dân cùng khổ, những người nông dân nghèo, trí thức nghèo đang bị cái xã hội thối nát làm cho điêu đứng để viết ra những tác phẩm văn chương chân chính, vừa tố cáo hiện thực xã hội tàn ác vừa đồng cảm và xót thương cho những mảnh đời bất hạnh những năm tháng trước Cách mạng. Bên cạnh Đời thừa, Vợ nhặt, Sống mòn thì Chí Phèo là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Ở đó người ta thấy hiện lên một xã hội thực dân - nửa phong kiến tàn ác, từng bước dồn người nông dân, những con người vốn lương thiện như Chí Phèo vào bước đường bi kịch bị từ chối quyền làm người một cách đau đớn và xót xa vô cùng.

Có lẽ ai cũng có ấn tượng sâu đậm về một Chí Phèo nát rượu, chuyên rạch mặt ăn vạ và hay chửi thế nhưng có phải ngay từ ban đầu Chí đã đổ đốn và trở nên đáng sợ như vậy không? Câu trả lời là hoàn toàn không phải, Nam Cao đã tường tận nói về cả cái gốc gác con người và cả cái tâm hồn cao quý ban đầu của nhân vật, điều đó đã làm cho ấn tượng về cái bi kịch của nhân vật chính trong truyện càng thêm sâu sắc và có căn nguyên rõ ràng. Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi, được trao cho hết người này đến người khác, rồi cuối cùng lớn lên trong vòng tay yêu thương của làng Vũ Đại. Có thể nói rằng ngay từ khi lọt lòng Chí Phèo đã gặp phải bi kịch lớn của cuộc đời - bi kịch bị bỏ rơi. Thế nhưng thật may mắn rằng, Chí tuy lớn lên thiếu thốn tình cảm gia đình, cuộc sống vất vả không ruộng đất, nhưng anh lại là người hiền lành, lương thiện. Sự lương thiện của Chí Phèo thể hiện ở chỗ, anh quyết tâm làm ăn chân chính, đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến, bỏ mồ hôi công sức để kiếm sống. Hơn thế nữa ấn tượng về tâm hồn lương thiện của nhân vật này còn thể hiện ở lòng tự trọng sâu sắc trước sự ve vãn của bà ba vợ Bá Kiến, Chí thấy xấu hổ "chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì" hay "Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt. người ta không thích cái gì người ta khinh" cái nội tâm Chí khi nghĩ về bản thân cũng khiến người ta phải yêu thương, trân trọng về một tấm lòng trong sáng, hiểu biết và đạo đức vô cùng. Rồi năm 20 tuổi ấy, Chí Phèo cũng có một giấc mơ dung dị, bình thường nhưng rất đỗi tươi đẹp, đó là giấc mơ có một mái ấm gia đình, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, nuôi lợn, dành dụm mua đất,...cứ thế mà bình bình đạm đạm qua ngày. Có thể nói rằng giấc mơ của Chí Phèo là một giấc mơ thực tế, giấc mơ có thể thực hiện được của những con người lương thiện, cần cù chứ không phải viển vông xa vời như "một túp lều tranh hai trái tim vàng". Và nếu không có gì bất ngờ thì có lẽ Chí Phèo đã thực hiện được ước mơ nhỏ bé đó của mình rồi, chỉ tiếc rằng cuộc đời vẫn lắm trái ngang, đặc biệt là trái ngang với kẻ lương thiện, hiền lành.
Thật lạ lùng, bởi một con người hiền lành lương thiện, có ý chí phấn đấu như Chí thế nhưng cuối cùng lại rơi vào bước đường bi kịch bị tha hóa nhân cách, bị tước quyền làm người. Chí Phèo có lòng tự trọng, anh giữ mình trong sạch trước sự lẳng lơ lăng loàn của người đàn bà kia, thế nhưng Bá Kiến, một kẻ hay ghen và ác độc đại diện cho chế độ phong kiến quyền lực lại không thấy vậy. Hoặc cũng có thể là hắn biết nhưng cái lòng ghen của hắn đã không thể tha thứ cho Chí Phèo và rắp tâm đẩy anh vào tù sống khổ sở tới tận 7, 8 năm trời vì một cái tội và Chí vốn không làm. Nhà tù của chế độ cũ chắc là một cái gì đó kinh khủng lắm, cái nhà tù thực dân - phong kiến đã nhào nặn Chí từ một người nông dân đứng đắn, có lòng tự trọng thành một thằng lưu manh chính hiệu, tha hóa nhân cách, không biết đến tự trọng là gì. Bởi khi thấy Chí trở về anh đã thay đổi cả hình dạng lẫn tính cách, còn đâu một anh Chí hiền lành, chất phác ngày xưa, mà chỉ thấy một người với bộ dạng \"Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!\", khiến người ta e ngại và sợ hãi. Nhưng những thay đổi về nhân hình vẫn chưa đủ để chứng minh Chí Phèo là một kẻ lưu manh, chỉ khi phát hiện những thay đổi về nhân tính người ta mới nắm chắc rằng, Chí đã không còn là anh canh điền khi xưa nữa mà là Chí Phèo, một kẻ nhân cách dị dạng. Ngay hôm đầu tiên ra tù hắn đã ra giữa chợ ngồi uống rượu ăn thịt chó từ trưa tới chiều, rồi uống cho say khướt, rồi xách cái vỏ chai đến nhà Bá Kiến, gọi thẳng tên tục ra mà chửi. Rồi từ chửi bới, hắn lại đâm ra đánh nhau với lý Cường, rồi sau đó đổ đốn ra ăn vạ, ăn vạ một cách vô cùng cực đoan, Chí Phèo đập vỡ vỏ chai rồi lấy mảnh vỏ cào vào mặt, máu chảy bê bết, khiến người ta từ hứng chí xem trò vui đâm ra sợ hãi và ghê tởm trước cảnh tượng Chí Phèo nằm lăn ra ăn vạ. Xong màn ăn vạ Chí Phèo lại đâm ra thách thức với cả Bá Kiến, với khẩu khí rất ngang ngược, bất cần \"Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đây thôi\". Có thể nói rằng Chí Phèo sau khi đi tù trở về đã bị lưu manh hóa hoàn toàn, trở thành con người hung hăng, liều lĩnh, cái bản chất lương thiện dường như đã bị bóp chết trong 7, 8 tù đày ấy.

Thế nhưng sự tha hóa của Chí Phèo không chỉ dừng lại ở đó, Chí Phèo tiếp tục trượt dài trên sự lưu manh, mất nhân tính trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, sự tha hóa này có một nửa nguyên nhân là sự gian xảo của Bá Kiến nửa còn lại cũng là bắt nguồn từ cuộc đời bị bỏ rơi, không gia đình, không học hành của Chí, thế nên hắn mới có thể dễ dàng bị Bá Kiến lợi dụng và tha hóa nhân cách đến độ không thể cứu vãn được. Sự khờ khạo u mê của Chí, đã khiến Chí bán lẻ nhân cách của mình, đi đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến để lấy vài hào bạc sống qua ngày mà không hề ý thức được. Nam Cao đã rất dụng tâm để khắc họa lại chân dung của nhân vật này, đó không phải là chân dung của một con người có nhân tính như trước kia mà đó là chân dung của một con vật lạ, đó là một gương mặt \"vàng vàng mà lại muốn xạm màu gio; nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự, biết bao nhiêu là sẹo\". Nhiêu đấy câu chữ thôi nhưng cũng đủ làm người ta phải thấy đau đớn, xót xa cho một số kiếp làm người, nhưng lại không phải là con người nữa mà là một \"con vật lạ\" không biết là con gì. Không chỉ nhân hình hóa thú mà cả nhân tính của Chí Phèo cũng hoàn toàn biến đổi, vặn vẹo từ một kẻ thích uống rượu trở thành một kẻ triền miên trong những cơn say, \"cơn say của hắn tràn cơn này qua cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu rạch mặt chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận\", cơn say ấy đã kéo dài suốt 15 năm. Và cơn say ấy đã biến cuộc đời Chí Phèo thành bi kịch, bởi khi say hắn có thể làm bất kỳ điều gì mà Bá Kiến yêu cầu, \"bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại, người ta giao cho hắn làm!\", xót xa hơn cả là \"Những việc ấy chính là cuộc đời của hắn\", Chí Phèo bán linh hồn, bán cả cuộc đời cho rượu chè và việc đâm thuê chém mướn. Rồi cuộc đời hắn nát bấy, hắn trở thành kẻ chuyên chửi, hắn chửi đời, chửi tất cả, \"chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo?\" để cho hắn đớn đau, khổ sở lay lắt trên cõi này đã hơn 40 năm. Nhưng từ cái chửi của Chí Phèo người ta cũng nhìn ra được cái khát khao giao tiếp, đối thoại với cộng đồng của một con người khốn khổ, Chí Phèo mong rằng có ai đó chửi nhau với hắn, hoặc nói chuyện với hắn, thế nhưng hắn càng chửi người ta càng sợ, càng xa lánh hắn, thậm chí nghe hắn chửi miết cũng thành quen, mà không ai đoái hoài tới hắn cả. Như vậy bản thân Chí Phèo đã thất bại trong giao tiếp, hắn bị đẩy ra khỏi cộng đồng, bị cô lập, bị từ chối quyền làm người, hắn thực sự trở thành một con quỷ dữ, sánh ngang với cả loài chó \"chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!\". Như vậy đằng sau cái bi kịch đau thương của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã gửi gắm một thông điệp để phơi bày, tố cáo và lên án cái xã hội cũ đầy bất công ngang trái, với giai cấp thống trị nắm trong tay quyền lực tối thượng đã gây ra biết bao đớn đau và bi kịch cho tầng lớp nông dân cùng khổ, tiêu biểu là Chí Phèo với bi kịch tha hóa.

Nhưng nếu chỉ tha hóa không thôi thì câu chuyện chỉ dừng lại ở mức độ tố cáo xã hội cũ, việc Nam Cao để cho Chí Phèo gặp Thị Nở rồi hồi sinh cái tấm lòng thiện lương tưởng đã chết của hắn mới thực sự đem lại cho câu chuyện những ý nghĩa nhân văn sâu sắc hơn cả. Khởi đầu của việc hồi sinh phải kể đến việc Chí Phèo tỉnh rượu sau đêm gặp gỡ thị Nở, hắn bắt đầu có những nhận thức về thế giới xung quanh, hắn nhận ra ánh sáng của nắng ngoài trời đã lên cao, nghe được tiếng chim ríu rít ngoài vườn nhà, tiếng người ta trò chuyện với nhau, và hắn cũng nhận ra cái thân thể yếu ớt, đã qua dốc bên kia đời người của mình. Hắn nhận ra mình cô độc, hắn thấy buồn, rồi bắt đầu hắn nhớ về những ước mơ khi còn trai trẻ, chỉ tiếc là đã dang dở tới hơn hai mươi năm nay, rồi hắn nhìn về hiện tại, cũng đoán trước được cái tuổi già ốm đau, đói rét, và đáng sợ nhất là sự cô độc, không thân thích. Nguyên nhân thứ hai khiến Chí Phèo hồi sinh và có ý nghĩa quyết định ấy là Thị Nở một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, thế nhưng thị lại là người đầu tiên quan tâm tới hắn khi hắn ốm đau, thị nói chuyện với hắn, tình tứ với hắn, thị không xa lánh hắn, và bát cháo hành của thị khiến hắn cảm động vô cùng. Tất cả những điều ấy đã khiến Chí Phèo thức tỉnh tính người, Chí Phèo đã khóc trước sự quan tâm ân cần của Thị Nở, hắn thấy mắt mình ươn ướt, những giọt nước mắt ấy đã ngăn cản không cho Chí Phèo tiếp tục trượt dài trên con đường tha hóa. Không chỉ thức tỉnh tính người mà ở Chí còn là sự thức tỉnh của tình người, Chí Phèo đã biết đến tình yêu, biểu hiện cao nhất của tình người, hắn yêu thị Nở, hắn thấy thị Nở có duyên, hắn khao khát được xây dựng mái ấm hạnh phúc với thị Nở. Không chỉ thức tỉnh tính người, tình người mà ở Chí Phèo còn thức tỉnh cả khát vọng làm người, khát vọng quay lại cuộc đời lương thiện \"Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!(...). Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện...\". Và thị Nở sẽ thành cầu nối của hắn, đưa hắn về với cuộc sống hạnh phúc, chan hòa với mọi người cuộc sống mà bao năm nay hắn vẫn hằng khao khát nhưng nằm ngoài tầm tay với.

Thế nhưng bi kịch của Chí Phèo vẫn không hề dừng lại bởi sự thức tỉnh của hắn mà còn nên đau đớn và xót xa đến tận cùng, hắn bị cự tuyệt quyền làm người. Hắn muốn cưới Thị Nở thế nhưng chính bà cô của thị đã khiến hắn nhận ra rằng hắn không thể quay lại quay lại làm người được nữa, cả cái xã hội này đã từ bỏ hắn lâu rồi. Từ nhận thức đớn đau và tuyệt vọng như vậy, Chí Phèo đã nhận ra rằng chỉ có cái chết mới là sự kết thúc bi kịch, mới là sự giải thoát, quyết định tự tử của Chí Phèo chính là biểu hiện của bản chất lương thiện tồn tại bất diệt trong tâm hồn Chí, giờ đây chỉ có kết liễu mạng sống thì mới có thể hoàn toàn từ bỏ cuộc đời của một con quỷ dữ, một thằng lưu manh, bị cả xã hội xa lánh.

Cuộc đời của Chí Phèo từ lúc bắt đầu cho đến tận lúc kết thúc, hơn 40 năm trời đều chỉ là bi kịch, hắn chỉ được nếm chút hạnh phúc nhỏ nhoi rồi lại lập tức bị vùi ngay xuống những bi kịch không thể chịu đựng, bi kịch bị từ chối quyền làm người, rồi cuối cùng là cái chết để giải thoát. Bằng cách xây dựng nhân vật kỹ lưỡng, tài tình, ngôn ngữ biến ảo, chân thực, Nam Cao đã tạo nên một nhân vật điển hình, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, phản ánh, tố cáo sự bất công, độc ác của chế độ cũ, đồng thời thể hiện tấm lòng xót thương cho những số phận người nông dân bất hạnh ở chế độ cũ. Không chỉ vậy đọc Chí Phèo người ta còn phát hiện ra những vẻ đẹp bất diệt trong tâm hồn của nhân vật đó là tấm lòng lương thiện, khao khát được sống, được giao tiếp với xã hội dù rằng trong những khốn cảnh nhất định nó đã vô tình bị che lấp đi.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nhựt Thành Đặng
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nhựt Thành Đặng
Xem chi tiết
xin chào
Xem chi tiết
Đinh Thị Khuyên
Xem chi tiết