Đề bài:Có nên so sánh con mình với con nhà người khác hay không?
Gợi ý:
1) Con đồng tình/phản đối với ý kiến đã nêu?
2) Vì sao con đồng tình/phản đối?
3) Có ý kiến chống lại con, họ sẽ nói và làm gì?
4) Giải pháp đưa ra.
5) Kết luận, liên hệ bản thân.
-Viết theo kiểu gạch đầu dòng
VD:
-Em đòng tình/phản đối...
-Vì...
-Nếu..
-Giải pháp...
-Kết luận...
Em phản đối việc so sánh con nhà mình với con nhà người ta. Vì mỗi chúng ta sinh ra với những giá trị riêng biệt. Chúng ta có thể kém ở một khía cạnh nào đó nhưng lại xuất sắc ở một lĩnh vực khác. Sự so sánh với một cá nhân xuất sắc hơn là gây ra một áp lực vô hình trong tâm trí những đứa trẻ. Chúng sẽ luôn nghĩ mình kém cỏi và trở nên sợ sệt khi tiếp xúc với môi trường mới. Nếu có người phản đối ý kiến của em, em mong họ sẽ một lần đặt cảm nhận của mình vào những đứa con. Ai cũng ghét cảm giác bị so sánh nhất với những người ưu tú hơn. Vì vậy nên đừng dùng cảm giác khó chịu ấy áp đặt lên những đứa trẻ. Giải pháp trong vấn đề này xuất phát từ phía gia đình. Đứa bé có thể không xuất sắc như bậc cha mẹ mong đợi nhưng chắc chắn luôn tồn tại những giá trị riêng. Điều quan trọng là khai thác giá trị riêng của con trẻ chứ không phải chì chiết ép chúng phải cố gắng để vượt qua người khác bằng cách so sánh với đứa trẻ khác. Còn về phía những đứa con đứng trước sự so sánh, hãy tìm cách nói lên nguyện vọng của bản thân không muốn bị so sánh với người khác. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Hãy để đứa trẻ được phát triển với những giá trị mà bản thân mỗi người có.
*LƯU Ý:CÁC BN VIẾT THÀNH 1 ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 6 VÀ CÂU MỞ ĐẦU LẬP LUẬN CHẶT CHẼ CHO MÌNH NHA