Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Ngọc Bảo Châu

Đề bài: Ông cha ta đã từng nói: "Có học phải có hạnh". Em hãy giải thích câu nói trên

GIÚP MÌNH VỚI 

Nguyễn Tiến Dũng
29 tháng 5 2020 lúc 20:55

 "Cái nết đánh chết cái đẹp". Đó là câu ca dao mà ông bà ta truyền lại để khuyên nhủ cháu con. Đồng quan điểm ấy, ông cha ta thường nhắn nhủ ngắn gọn qua câu tục ngữ:

"Có học phải có hạnh".

   Đây là một tư tựởng vạch hướng rèn luyện phẩm chất đạo đức cần thiết cho chúng ta hôm nay, chúng ta thử tìm hiểu xem.

Trước hết có học mới có tri thức, có hiểu biết, suy nghĩ, nhận thức. Học tập giúp ta hiểu sâu hơn, hiểu nhiều hơn các kiến thức trong khoạ học, trong xã hội và trong nghề nghiệp của ta. Có "hạnh"là có nết tốt, có phẩm chất đạo đức mẫu mực, có sự rèn luyện, nhận thức và ứng xử theo tiêu chuẩn đạo đức. Đó là những điều đúng, điều thiện được mọi người công nhận. Có hạnh là có đức. Tóm lại câu tục ngữ trên nhấn mạnh sự kết hợp của hai mặt tài và đức. Để học tập rèn luyện kiến thức tài năng, ta không thể quên rèn luyện nhân cách, lẽ sống.

   Từ ấu thơ, ta đã được học những bài học vỡ lòng trong cách ứng xử. Khi đến trường, ta thường được nghe: Tiên học lễ, hậu học văn. Song song với việc học văn hóa mở rộng kiến thức, bài học làm người càng cần thiết. Một người có văn hóa, có trình độ được mọi người kính nể. Nhưng nếu chỉ có kiến thức sâu rộng mà thiếu đạo đức thì không những làm giảm bớt sự kính nể mà còn bị mọi người xa lánh, khinh thường. Đạo đức là thước đo giá trị con người.

   Người có học mà không có hạnh, thì có thể dùng tài năng ấy vào mục đích không chính đáng, chỉ vinh thân phì gia hoặc làm tay sai cho ngoại bang. Người có tài năng và đạo đức vẹn toàn càng được kính nể, yêu mến. Thực vậy, nếu vảăn hóa là cánh cửa dẫn ta vào khoa học kĩ thuật và văn minh, mở ra một xã hội ấm no và tiến bộ thì đức hạnh như bông hoa quý nhẹ nhàng mà thơm lâu, tỏa rộng. Để được như vậy, ta phải chú tâm rèn luyện, không phải dễ dàng có được. "Có học phải có hạnh" là chân lí, là hai yếu tố làm nên giá trị một con người toàn diện.

   Tóm lại, câu tục ngữ trên là một phương châm vạch hướng rèn luyện cho học sinh chúng ta rèn luyện toàn diện. Ta cần hiểu rõ sự cần thiết của hai mặt học tập kiến thức và rèn luyện hạnh kiểm. Thiếu một trong hai mặt ấy thật đáng tiếc, ta chưa thể là con người toàn diện, đáng yêu mến kính trọng được. Thực hiện lời dạy của cha ông, ta mới có thể trở nên người tốt, hữu ích và thành công trong xã hội, không hổ thẹn với ông bà, cha mẹ:

"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao".
Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Thanh Trà
Xem chi tiết
Hdhduowo
Xem chi tiết
buồn
Xem chi tiết
haidang
Xem chi tiết
Uyêb Lê Minh
Xem chi tiết
đàm anh quân lê
Xem chi tiết
Xuan Cao
Xem chi tiết
Black Haze
Xem chi tiết