Van Duong

Đề 1 ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

Đề 2:lá lành đùm lá rách 

Lập ý cho các đề trên 

Giúp mình với 

lê quỳnh chi
10 tháng 3 2020 lúc 15:11

đói cho sạch rách cho thơm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Gia Long
10 tháng 3 2020 lúc 15:11

Dàn ý: Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
1. Mở Bài
· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. Thân Bài
· Giải thích câu tục ngữ:
· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn
· Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó
· Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:
· Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống
· Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu
· Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7
3. Kết Bài
Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Linh
10 tháng 3 2020 lúc 15:13

Dàn ý: Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

1. Mở Bài

· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

· Giải thích câu tục ngữ:

· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

· Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

· Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

· Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

· Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

· Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

đề 2

I- Mở bài

– Đoàn kết tương thân, tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của người xưa.

-Trích dẫn.

– Đó là bài học về đạo lí làm người thể hiện rõ nét mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày nay.

II- Thân bài

1- Giải thích câu tục ngữ

– Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tâm lá lành bao bên ngoài.

– Nghĩa bóng: “lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ‘lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó.

– Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đờ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn.

2- Đánh giá

– Nhắc nhở chúng ta đừng thờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác; mà trái lại, phải biết hết lòng đùm boc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.

– Giữa cuộc đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột.

– Lòng nhân ái là đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân.

– Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, “lá lành” cần phải “đùm lá rách”. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta.

3- Mở rộng

– Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta.

– Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước.

– Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng.

– Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại, Sống nhờ lòng nhân ái của người khác để mình trở thành bị động, biếng nhác.

III- Kết bài

– Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay.

– Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ.

học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
ggjyurg njjf gjj
Xem chi tiết
Lê Thùy Ánh
Xem chi tiết
Ngô Phương Linh
Xem chi tiết
Black Haze
Xem chi tiết
_____Teexu_____  Cosplay...
Xem chi tiết
đinh thị khánh ngọc
Xem chi tiết
Nam Phương
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
han tuyet ky hong nhung
Xem chi tiết