Phần I. Trắc nghiệm
Đâu không phải là những hình ảnh, hiện tượng của đất trời khi chuyển mình sang thu trong cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh?
A. Hương ổi phả trong gió se
B. Lá vàng rơi
C. Dòng sông bắt đầu vội vã
D. Đám mây hạ - thu
Đâu không phải là tác phẩm của Hữu Thỉnh?
A. Sang thu
B. Thương lượng với thời gian.
C. Mưa xuân trên đất này.
D. Âm vang chiến hào.
Đâu không phải là đặc điểm thơ của Thanh Hải?
A. Bình dị, nhẹ nhàng
B. Đậm chất triết lí
C. Tình yêu cuộc sống tha thiết
D. Đậm chất chính luận, sử thi hào hùng
Đâu không phải là đặc điểm thơ của Chế Lan Viên?
A. Thơ ông đã " đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng và có những thay đổi rõ rệt.”
B. Thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự.
C. Thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống.
D. Thơ ông nổi bật với những từ ngữ trau chuốt, mượt mà, những kiến thức trong sáng tác được vận dụng từ nhiều bộ môn khác nhau.
Đâu không phải là đặc điểm thơ ca của Ta-go?
A. Tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc
B. Tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm
C. Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng
D. Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi
Đâu không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Thi?
A. Thường phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến.
B. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi
C. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.
D. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
Phân tích sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh khi đất trời vào thu và những chiêm nghiệm về cuộc đời của nhà thơ qua bài Sang thu.
Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
(Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán).
Câu thơ và dòng thơ có gì khác nhau không ? Mình nghĩ dòng thơ là 1 dòng còn câu thơ phải có chấm cuối câu vì là là 1 câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nhưng vậy thì không lẽ cả bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh chỉ có 1 câu ?