Cho đoạn văn sau : " Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi , trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng , là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.
Phía trên làng tôi , giữa một ngọn đồi , có hai cây phong lớn . Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình . Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên , chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi . Thậm chí tôi cũng ko biết giải thích ra sao , - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu , hay vì do có liên quan đến nghề họa sĩ của tôi , - nhưng cứ mỗi lần về quê , khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng , tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy ."
a) Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì ?
b) Nêu nội dung của đoạn văn trên .
c) Nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí quan trọng và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?
d) Câu văn " Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình." từ 'chúng' chỉ cái gì ? Câu văn này nói lên điều gì ?
Từ ' biết ' trong câu văn có thể thay thế 1 từ khác như : quen , gặp , thấy , trông ...ko ? Theo em từ ' biết ' trong câu văn trên được dùng với nghệ thuật nào ? Từ đó được hiểu theo nghĩa nào ?
Giúp mình nhé mn , mình đang rất rất rất cần , cảm ơn trước ạ
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dung ra những miền xa lạ kia . (1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này?(2) Người vô danh ấy có đã ước mơ gì, đã nói những gifkhi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây,trên đỉnh đồi cao này?(3)
a,Đoạn trích đó trích từ văn bản nào?Tác giả của văn bản đó?
b,Những câu hỏi trong đoạn trích thể hiện điều gì trong tâm trạng nhân vật tôi?
Dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng để làm gì? Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão báo ngay: -Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! (Lão Hạc) *
Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó.
Đánh dấu lời đối thoại.
Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.
Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó.
Trong đoạn văn sau có câu ghép không?
Làng Ku – ku – rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đát vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.
(Hai cây phong)
A. Có
B. Không
Đọc đoạn văn:
“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt
và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dung
ra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai
là người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ước
mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ
những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?
(3).
(Hai cây phong – Ai-ma-
Tốp)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu (1) rồi gọi tên.
2. Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn.
3. Xác định các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn
văn.
4. Trong đoạn văn trên có câu nào là câu nghi vấn.
Trong đoạn trích Hai cây phong, làng Ku-ku-rêu nằm ở vị trí nào?
A. Trên lưng chừng vách núi của rặng núi Đen.
B. Giữa thung lũng đất vàng, đồng cỏ mênh mông.
C. Trên bãi sông đất mỡ màng do phù sa bồi đắp.
D. Ven chân núi, trên một cao nguyên rộng.
Một học sinh chép lại đoạn văn của Thanh Tịnh như sau:
Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.
- Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay sai? Vì sao?
- Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn có phải là bộ phận của câu không?
a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?
- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.
- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.
b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên
- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.
- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.