Trong đoạn thơ, bút pháp ẩn dụ, ước lệ, dùng điển tích của Nguyễn Du (bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, Tống Ngọc Trường Khanh, tan tác như hoa giữa đường, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường, mưa Sở mây Tần,...) có dụng ý gì?
A. Tránh cho Kiều phải nói thẳng đến những sự thật trần trụi.
B. Tránh cho Kiều phải nhắc lại những sự thật đau lòng.
C. Tập trung miêu tả, bộc lộ tâm trạng.
D. Tránh nhắc đến cuộc sống ô nhục của Kiều ở chốn lầu xanh
Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu thơ dưới sử dụng phép hoán dụ gì?
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Câu văn sau sử dụng phép hoán dụ gì: Sói không sợ chó chăn cừu mà sợ sợi dây xích của nó. (Tục ngữ Nga)
A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Tìm các ca dao có chứa các biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, phép điệp
Quan sát sự vật, nhân vật quen thuộc, sử dụng phép tu từ ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết một đoạn văn về sự vật, nhân vật đó.
Đọc câu thơ của Nguyễn Bính và trả lời các câu hỏi (mục 2 SGK trang 137)
a. Câu thơ trên có cả hoán dụ và ẩn dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó.
b. Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu thơ Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông khác với câu Thuyền ơi có nhớ bến chăng ở điểm nào?
Đoạn thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi
a) Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì ? Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông,…), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,…), các động từ (có, diệt, trừ,…) tạo thế cân đối như thế nào ?
b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào ?
c) Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.
d) Phát biểu định nghĩa về phép đối.