Tháng 7-1922, ở Nhật diễn ra sự kiện nổi bật
A. “Bạo động lúa gạo” của nông dân trong cả nước.
B. Đảng Cộng sản Nhật được thành lập.
C. Nhật đánh thắng Trung Quốc, mở rộng lãnh thổ.
D. Tổng bãi công của công nhân ở Tô-ki-ô.
Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập (tháng 7/1921) dựa trên cơ sở nào?
A. Cuộc đấu tranh dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ
B. Giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc thay cho giai cấp tư sản
C. Giai cấp vô sản đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng
D. Giai cấp vô sản dần trưởng thành và các nhóm cộng sản được thành lập dưới sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản
Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang diễn ra cuối tháng 12-1922 đã tuyên bố thành lập
A. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô).
B. Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Cáp-ca-dơ.
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
D. nước nước Nga Xô viết xã hội chủ nghĩa.
Tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập trên cơ sở hợp nhất
A. Đảng Cách mạng và Đảng Dân chủ.
B. Đảng Dân chủ và Đảng Công nhân.
C. Đảng Cộng hòa và Đảng Công nhân.
D. Đảng Cộng sản công nhân Mĩ và Đảng Cộng sản Mĩ.
Cuối tháng 12-1922, ở nước Nga Xô Viết diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Liên bang cộng hòa Xô viết được thành lập
B. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai
C. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập
D. Đại hội lần thứ hai các Xô viết toàn liên bang
Đảng Cộng sản nước nào ở Đông Nam Á được thành lập vào tháng 5 - 1920?
A. Phi-líp-pin
B. Xiêm
C. In-đô-nê-xi-a
D. Mã Lai
Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) có tác động như thế nào đến phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ
A. Khẳng định phong trào đấu tranh theo biện pháp hòa bình là đúng
B. Thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh
C. Khẳng định giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào
D. Tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ
Phương pháp đấu tranh nào được Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi áp dụng trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 – 1922)?
A. vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
B. bất bạo động và bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh
C. tiến hành cuộc vận động cải cách duy tân.
D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.
Hội nghị Vécxai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) đã:
A. phá vỡ trật tự thế giới cũ
B. phân định lại thị trường, thuộc địa
C. thiết lập một trật tự thế giới mới
D. xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận