Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Tấn Phát

dân gian ta có câu tục ngữ '' gần mực thì đen gần đèn thì rạng '' chứng minh thuyết phục theo ý kiến em 

Lm nhah giúp mk . Ai nhah mik tick nhé 

Chú ý : không chép sách tham khảo hay trên mạng nhé 

Cm .ơn nhìu ^-^

ARMY~BTS
6 tháng 7 2018 lúc 21:22

Để nêu lên một bài học hoặc một kinh nghiệm nào đó trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh của sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen. (Ngày xưa mực Tàu được đúc thành thỏi, khi dùng thì đem mài với nước, lấy bút lông chấm vào mực để viết chữ Hán, nếu sơ ý bị mực dây vào chân tay, quần áo thì khó tẩy sạch). Từ thực tế đó, người xưa mượn mực để ám chỉ những cái xấu xa. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn, ta sẽ được soi sáng. Cho nên đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ ngầm nhắc nhở: Nếu giao du với hạng người xấu, ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu; nếu ta kết bạn với những người tốt thì ta sẽ học tập được nhiều điều hay, điều tốt.

Quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày xảy ra xung quanh, ta sẽ thấy ý nghĩa của câu tục ngữ trên là đúng.

lung thị thu hiền
6 tháng 7 2018 lúc 21:34

ta có câu sau :

trong cuộc sống nếu ta luôn gần gũi , tiếp xúc với cái xấu, ta sống ở môi trường xấu thì ta dễ lây những cái xấu ;

ngược lại nếu ta luôn gần gũi ,quan hệ với ngươi tốt,ta luôn được sống ở môi trường lành mạnh ,tươi mới ,thì ta cũng đễ dàng học những  điều tốt đep(nghĩ vậy thôi chứ chưa chắc,theo phỏng đoán của bản thân)

học tốt!!^^

Huỳnh Tấn Phát
6 tháng 7 2018 lúc 21:36

thuyết phục một bạn cho rằng gần mực chưa chắc đen gần đèn chưa chắc sáng . Lm nguyên bài văn giùm mk nhé 

Võ Công Hoàng Đạt
7 tháng 7 2018 lúc 8:43

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?
 
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.
 
Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”,... cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh... Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lỏng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.
 
Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,... Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù... Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát... khi bước vào môi trường tập thể như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn...
 
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta.
 
Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác: có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
 
Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được... Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.
 
Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự tỏa sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
 
Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.
 
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thể được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.


Các câu hỏi tương tự
Vân Anh
Xem chi tiết
thanh
Xem chi tiết
thanh
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh Trần
Xem chi tiết
hãy đưa nk
Xem chi tiết
Nguyễn IDOL
Xem chi tiết