Vịt Béo Béo

Đại từ: 

khái niệm của đại từ

phân loại đại từ

cách hận biết đại từ

đặt câu cho đại từ

Quan hệ từ:

Khái niệm QHT

phân loại QHT, 

cách nhận biết QHT

, đặt câu với QHT

Trả lời từng câu cho mình nha

Hà Triệu Khánh Ly
20 tháng 12 2018 lúc 22:17

trong SGK Ngữ Văn 7 có mà bạn

Vịt Béo Béo
20 tháng 12 2018 lúc 22:19

Hà triệu khánh ly: Cách nhận biết đại từ, QHT, đặt câu với đại từ, QHT k có trong sách. Ít nhất bạn cũng trả lời mình mấy câu đó chứ!

Trong sách ngữ văn 7 thì ai chả biết!

Hà Triệu Khánh Ly
20 tháng 12 2018 lúc 22:27

chách nhận bt thì phải dựa vào khái niệm chứ

Hà Triệu Khánh Ly
20 tháng 12 2018 lúc 22:28

đặt câu thì tự đặt ko thì lấy bừa 1vd vào cx đc mà

Hà Triệu Khánh Ly
20 tháng 12 2018 lúc 22:28

Đại từ nhân xưng có thể được phân thành ba loại (theo các ngôi giao tiếp):

Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. (chỉ người đang nói: tôi, tao, tớ, mình, bọn mình, chúng ta...)Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. (chỉ người đang giao tiếp cùng: bạn, cậu, mày, anh, chị....)Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. (chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp: nó, anh ta, hắn, y, bọn ấy...).

Trong mỗi loại trên lại chia ra: số ít (tôi) - số nhiều (chúng tôi, bọn tôi).

Đối với ngôi thứ nhất số ít. Khi nói chuyện với mọi người, tùy trường hợp, tương quan tuổi tác, liên hệ bà con, mức độ thân sơ, mà tự xưng bằng những nhân xưng đại từ khác nhau:

"Con", với ông bà, cha mẹ, những người bà con ngang vai với ông bà cha mẹ, với thầy cô giáo (ngày xưa); với những người già."Cháu", em cháu với ông bà, chú bác cô dì, với những người ngang tuổi với ông bà cha mẹ."Em", với anh chị; với những người hơn tuổi, hơn chức phận, với chồng (nếu người nói là nữ), hoặc người đàn ông nào mà đương nhân muốn dùng tiếng xưng hô này để biểu lộ tình cảm, với thầy cô giáo (ngày nay)."Anh", "chị" với các em, với những người mà đương sự coi là đàn em của mình."Cô", "dì", "bác", "thím",v.v. với các cháu theo tương quan họ hàng, với người nhỏ tuổi được đương sự coi như con cháu. "Mẹ", "má", "me"... với các con."Tôi", với tất cả mọi người."Tao", "ta", với một số người, khi đương sự không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, hoặc sự tức giận.

Về ngôi thứ hai số ít. Trong tương quan cha-con, mẹ-con, khi đối thoại, cha mẹ gọi con bằng "con" hoặc "mày". Cũng có đôi trường hợp, đối với người con đã có gia đình, có chức phận, người Bắc ngày trước kiểu cách gọi bằng "anh", bằng "chị". Đối lại, con gọi cha mẹ bằng rất nhiều tiếng: Cha, bố, ba, thầy, cậu, tía; mẹ, má, mợ, me, măng, bu, bầm, u... Nói chuyện với một người trong vòng bà con, người ta sẽ gọi theo vai vế: Bác, chú, cậu, dượng, cô, dì, thím, bác gái; anh, chị, dượng nó, chú nó... Nói chuyện với người ngoài, người ta xưng theo tuổi: Cụ, ông, bà, anh, chị, chú, mày...

Ngoài ra có các đại từ tôn trọng danh xưng như đức, quý, ngài, đấng, bậc hay nhục mạ, hạ thấp thằng, đồ, con, hắn

Bên cạnh đó cũng có nhiều đại từ nhân xưng dùng để chỉ về bản thân đặt trong mối liên hệ với tuổi tác, học vị, tôn giáo, chức vụ... phần nhiều có nguồn gốc từ Hán Việt như bần tăng, bần ni, bần đạo, bổn quan, bổn công tử, bổn cô nương, bổn tướng, lão phu, tiểu tử, tiên sinh, lão đây, công tử, thiếu gia, đại gia, lão gia, tiểu thư, người anh em, vị huynh đài, huynh đệ, lão huynh, lão đệ, lão đại, sư huynh, sư đệ, sư muội, tiểu muội, muội muội, sư phụ, đệ tử, công công, cách cách, mỗ, cô (hoàng đế tự xưng), gia (hoàng thái tử tự xưng), bổn hoàng, tỷ tỷ, sư tỷ, nghĩa phụ, nghĩa huynh, nghĩa muội, nghĩa điệt, điệt nhi, hiền đệ, hiền điệt, huynh đài...

Hà Triệu Khánh Ly
20 tháng 12 2018 lúc 22:31

https://vnexpress.net/giao-duc/cach-nhan-biet-quan-he-tu-cap-quan-he-tu-trong-tieng-viet-lop-5-3738265.html


Các câu hỏi tương tự
Linh Ngoc
Xem chi tiết
:vvvv
Xem chi tiết
Cao Phong
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn
Xem chi tiết
Trịnh Vũ Việt Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
buingochuyen
Xem chi tiết
Mahakali Mantra (Kali)
Xem chi tiết
Cô bé dũng cảm
Xem chi tiết