Đáp án: C
Giải thích: SGK/126, địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/126, địa lí 12 cơ bản.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc điểm của trung tâm công nghiệp?
1) Khu vực rất tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn.
2) Mỗi trung tâm thường có ngành chuyên môn hoá, ngành bổ trợ và phục vụ.
3) Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất.
4) Là hình thức tả chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ thấp
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc điểm cua vùng công nghiệp?
1) Có diện tích rộng bao gồm nhiều tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh).
2) Ranh giới vùng chỉ mang tính quy ước.
3) Có mọt số ngành chuyên môn hoá thể hiện bộ mặt công nghiệp của vùng.
4) Là khu vực rất tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Các đô thị lớn không phải là nơi tập trung chủ yếu công nghiệp
A. tôm, cá đóng hộp, đông lạnh
B. rượu, bia, nước ngọt.
C. sữa, các sản phẩm từ sữa.
D. thịt, sản phẩm từ thịt.
Các đô thị lớn ở nước ta không phải là nơi tập trung chủ yếu công nghiệp chế biến
A. tôm, cá đóng hộp và đông lạnh
B. rượu, bia, nước ngọt
C. sữa và sản phẩm từ sữa
D. thịt và sản phẩm từ thịt
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta?
1) Rộng rãi, có mặt khắp các vùng lãnh thổ đất nước.
2) Gắn với vùng nguyên liệu (khu vực nông nghiệp, thuỷ sản).
3) Gắn với thị trường tiêu thụ.
4) Tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?
1. Xu hướng chung là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội
2. Trong từng ngành, trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
3. Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người.
4. Đối với khu vực I, tăng tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản, tăng tỉ trọng của cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt?
1) Nhằm thích nghi với tình hình mới của đất nước, quốc tế.
2) Để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
3) Nhằm ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí.
4) Để hình thành các trung tâm và vùng công nghiệp lớn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Điểm khác biệt cơ bản nhất về trình độ của vùng công nghiệp với các hình thức tổ chức công nghiệp khác là
A. vùng công nghiệp là hình thức tổ chức công nghiệp cao nhất.
B. vùng công nghiệp là hình thức tổ chức công nghiệp thấp nhất.
C. vùng công nghiệp là hình thức tổ chức công nghiệp khá cao.
D. vùng công nghiệp là hình thức tổ chức công nghiệp cao.
Hình thức tổ chức công nghiệp nào được xem là tương đương với khu công nghiệp?
A. Trung tâm công nghiệp.
B. Khu kinh tế mở.
C. Khu kinh tế biển.
D. Khu công nghệ cao.
Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do?
A. Đây là các vùng nuôi bò sữa lớn
B. Đây là nơi có kĩ thuật nuôi bò sữa phát triển
C. Đây là nơi có thị trường tiêu thụ lớn
D. Đây là nơi có nhiều lao động có trình độ