Mộc Du

Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á ?

Tại sao chế độ nước của châu á ngày càng phức tạp?

Giá trị của sông ngòi ?
Phương Anh (NTMH)
11 tháng 10 2016 lúc 13:17

Đặc điểm chung của sông ngòi ở Châu Á là:

+ Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
+ Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

( cái này là theo ý mk)

còn cái này là mạng ^^ bn có thể tham khảo ^^

Đặc điểm chung về sông ngòi châu Á: Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng năm các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ. Sự phát triển của các hệ thống sông lớn là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơn nguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn. Tất cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Công, Ân, Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ sông trên lục địa không đều. ơ các vùng có mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi phát triển, các sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm. Trái lại, ở các vùng khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Á Rập thì mạng lưới sông rất thưa thớt, thậm chí có những nơi không có dòng chảy, ơ châu Á, lưu vực nội lưu chiếm một diện tích rất rộng tới 18 triệu km2, bằng khoảng 41,3% diện tích châu lục. Về chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn nước cung cấp có thể phân chia thành mấy kiểu chính sau: - Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương có nguổn cung cấp nước chủ yếu do mưa. Ở đây, lượng mưa phân bố đều quanh năm nên sông có nhiều nước và đầy nước thường xuyên. - Sông chảy trong các miền khí hậu gió mùa, có mưa chủ yếu vào mùa hạ nên nước sông lớn vào hạ - thu và cạn vào đông - xuân. Sông Hồng tại miền Bắc Việt Nam thuộc kiểu chế độ này. - Sông chảy trong miền cận nhiệt Địa Trung Hải có mưa về mùa đông nên nước sông lớn vào mùa đông và khô cạn vào mùa hạ, - Sông chảy trong miền khí hậu cận cực, ôn đới lục địa, có nguồn cung cấp nước chủ yếu vào mùa xuân do tuyết tan và mưa vào xuân - hạ nên nước lớn vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ. về mùa đông, các sông đóng băng trong một thời gian dài. - Các sông chảy trong miền khí hậu khô hạn, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và băng tan từ núi cao nên có nước lớn vào cuối mùa xuân, đau mùa hạ và lưu lượng giảm dần về hạ lưu.


 

Phương Anh (NTMH)
11 tháng 10 2016 lúc 13:18

Tại vì ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

 

Phương Anh (NTMH)
11 tháng 10 2016 lúc 13:21

Sông suối mang nước, là hình thái dòng chảy của nước trên mặt đất. 
- là môi trường sinh sống cho nhiều loài sinh vật 
- cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp...... 
- là nguồn cung cấp thức ăn , thủy sản cho cn, phát triển ngư nghiệp.... 
- bồi đắp phù sa thuận lợi cho nôg nghiệp 
- là đường giao thôg, bến đỗ,nơi đi lại cho tàu bè... 
giúp cân bằng sinh thái, tuy nhiên trước tác động của con người, đã làm sôg ngòi ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng..., đặc biệt biến đổi khí hậu..... Bạn tự chém tiếp nhé ^^
note : nguồn nước nước ta phụ thuộc vào nước ngoài, phân bố khôg đều....

Phương Anh (NTMH)
11 tháng 10 2016 lúc 13:21

sông ngòi có giá trị lớn về thủy điện, cung cấp nước cho cây trồng 
nhờ có sông ngòi chằng chịt mk nc ta mới có lượng phù sa lớn => tốt cho việc trồng trọt, nhất là lúa nc, thuận tiện cho việc giao thông trên sông nc ( có các cảng nữa ý)


Các câu hỏi tương tự
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Đinh Hà Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Võ Thị Mai Thơm
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Thái Hà
Xem chi tiết
Phạm Khắc Đang
Xem chi tiết
Trương Quang Đức
Xem chi tiết