phân tích Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Bài 6: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối - gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm mà hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối gừng để minh họa.
Hình ảnh “gừng cay - muối mặn” thể hiện điều gì?
A. Tình cảm lứa đôi
B. Tình cảm gia đình
C. Tình cảm vợ chồng
D. Tình cảm cha mẹ với con cái
Cho ca dao sau :
Mười tay
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa
Một tay đi củi muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.
(Ca dao dân tộc Mường, Cầm Giang dịch)
Câu 1 : Vì sao trong lời ru con , người mẹ lại ước có mười tay ? Đây là tứ thơ hay ,ám ảnh sâu sắc . Hãy phân tích tứ thơ hay .
Câu 2 : Qua bài ca dao , anh ( chị ) suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ? Câu thơ nào thể hiện thắm thía , sâu sắc nhất điều đó ?
Câu 3 : Trong muốn bể khó nhọc , người mẹ vẫn dành cho con tình cảm yêu thương đặc biệt . Hãy chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm ấy .
Câu 4 : Sự lặp lại câu thơ trong phần kết có tác dụng như thế nào đối với âm hưỡng trữ tình và ý nghĩa của bài ca dao .
Bài ca dao thuộc chủ đề gì ?
“ Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra”
Đọc bài ca dao sau và trả lời các yêu cầu nêu bên dưới:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
(Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - Ngữ văn 10, tập 1, trang 83, Nxb GD 2006)
Anh (chị) hãy ghi hai bài ca dao có mô-típ mở đầu bằng từ “Thân em” (khác bài ca dao đã cho ở trên).
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đẳng cay muôn phần.” (Ca dao) 1/ Xác định một biện pháp tu từ chính có trong bài ca dao và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? 2/Tác giả dân gian chọn thời điểm “ban trưa” có dụng ý gì? 3/ Viết bài văn ngắn (từ 7 – 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ về cuộc sống của những người nông dân.
GIÚP E VỚI Ạ. E CẦN GẤP!
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: MƯỜI CÁI TRỨNG
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng : ung
Hai trứng : ung
Ba trứng : ung
Bốn trứng : ung
Năm trứng : ung
Sáu trứng : ung
Bảy trứng : ung
Còn ba trứng nở ra ba con :
Con : diều tha
Con : quạ bắt
Con : mặt cắt xơi
Đừng than phận khó ai ơi !
Còn da : lông mọc, còn chồi : nảy cây.
(Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hoá Thông tin, 2001)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt trong bài ca dao.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai?
Câu 3: Xác định 01 biện pháp biện pháp tu từ trong câu “Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn”.
Câu 4: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa được chỉ ra ở câu 3.
Câu 5: Hãy tìm câu tục ngữ mang ý nghĩa tương đương với câu ca dao: “Chớ tha phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”?
Câu 6: Em rút ra bài học sâu sắc gì cho bản thân từ bài ca dao?