Đọc các câu sau đây (trích từ truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi.
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
2. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
CHÀO HỎI
Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.
Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống hỏi;
– Có chuyện gì thế?
– Có gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?
(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)
Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy? Có thể rút ra bà học gì từ câu chuyện này?
"anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười . Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được , nên anh phải cười vậy thôi"
a) xác định thành phần biệt lặp,nêu định nghĩa thành phần biệt lặp đó.
b) tìm liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn trên.
Đọc các câu sau đây (trích từ truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi.
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
Chỉ ra các thành phần biệt lập được sử dụng trong các câu sau:
a. Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
c. Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều.
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi
LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:
– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra bảo:
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)
Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
Chuyển hội thoại sau thành lời dẫn gián tiếp:
Một hôm, cô tôi gọi đến bên cười hỏi:
-Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
(…) Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
-Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
-Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
(Ngữ văn 8, tập một)
Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ.
CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG ?
Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ nuôi không được, gặp ai cũng hỏi.
Một người bạn an ủi :
- Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy !
Anh kia giật mình hỏi lại :
- Thế à ? Rồi có nuôi được không ?
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Xác định khởi ngữ :
Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng nó có các qui tắc ngầm phải tuân thủ,
đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm
bùn. Đi đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang.