Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những vất vả, thách thức dành cho tất cả chúng ta. Và đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách đó. Hãy hướng về phía trước. Bạn đừng vội nản chí, mỗi lần vượt qua một khó khăn, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Và cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Sau cùng, khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự trưởng thành và trải nghiệm. Ai cũng muốn công việc của mình được suôn sẻ, không gặp rắc rối nào cả. Thế nhưng, khó khăn lại thường xảy ra vào những lúc không ngờ nhất. Trước khó khăn, nhiều người thường than thân trách phận sao mình bất hạnh đến vậy. Chỉ mới gặp chút rắc rối, họ đã thay đổi thái độ, thậm chí rơi vào bi quan, chán nản. Ngược lại, có những người lại xem khó khăn xảy đến là cơ hội, là thử thách, là động lực. Họ luôn có niềm tin vào một viễn cảnh tươi sáng và sẵn sàng đương đầu, thách thức với chúng và quyết tâm phải vượt qua.
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
Câu 2: Vấn đề bàn luận mà văn bản đặt ra là gì? Câu 3: Theo văn bản, khó khăn có giá trị như thế nào đối với cuộc sống con người? Câu 4: Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 5: Thành ngữ “than thân trách phận” trong câu: “Trước khó khăn, nhiều người thường than thân trách phận sao mình bất hạnh đến vậy” là gì? Câu 6: Ý nào đúng khi nói về “cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người” từ văn bản trên? Câu 7: Tác dụng của phép điệp (từ “là”) trong câu văn “Ngược lại, có những người lại xem khó khăn xảy đến là cơ hội, là thử thách, là động lực.” là gì? Câu 8: Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dụng theo hình thức liên kết nào? “Ai cũng muốn công việc của mình được suôn sẻ, không gặp rắc rối nào cả. Thế nhưng, khó khăn lại thường xảy ra vào những lúc không ngờ nhất.” Câu 9: Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì về việc tận dụng khó khăn trong cuộc sống?