Đáp án C
Quá trình hình thành giao tử cái trải qua 1 lần giảm phân và 3 lần nguyên phân, nhưng 3 lần nguyên phân kia của bào từ (n)
Số nguyên liệu tương đương với số NST môi trường cung cấp là 2n×(21 – 1) + n (23 – 1) = 108 → 2n= 24
Đáp án C
Quá trình hình thành giao tử cái trải qua 1 lần giảm phân và 3 lần nguyên phân, nhưng 3 lần nguyên phân kia của bào từ (n)
Số nguyên liệu tương đương với số NST môi trường cung cấp là 2n×(21 – 1) + n (23 – 1) = 108 → 2n= 24
Một loài thực vật lưỡng bội thụ tinh kép. Quá trình giảm phân tạo giao tử cái của 1 tế bào đã lấy từ môi trường nguyên liệu tương đương 108 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài là
A. 2n = 48
B. 2n = 26
C. 2n = 24
D. 2n = 52
Có 10 tế bào sinh tinh của một loài động vật lưỡng bội (2n) tiến hành giảm phân sinh tinh trùng, đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương ứng với 240 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài là
A. 2n =24
B. 2n=12
C. 2n=48
D. 2n=36
Ở một loài thực vật, bộ NST lưỡng bội 2n = 16. Quá trình nguyên phân liên tiếp 5 lần từ tế bào sinh dục sơ khai đã cần moi trường cung cấp nguyên liệu tương đưỡng 527 NST. Tế bào sinh dục sơ khai có bộ NST như thế nào?
A. Tế bào có bộ NST là 2n+ 1
B. Tế bào có bộ NST là 2n
C. Tế bào có bộ NST là 2n - 1
D. Tế bào có bộ NST là 2n +2
Một hợp tử của một loài nguyên phân bình thường 3 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 147 NST đơn. Biết rằng loài nói trên có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Cơ chế đã tạo ra hợp tử nói trên là
A. không hình thành thoi phân bào trong quá trình nguyên phân
B. không hình thành thoi phân bào trong giảm phân ở tế bào sinh giao tử của cả bố và mẹ
C. không hình thành thoi phân bào ở tế bào sinh giao tử của bố hoặc của mẹ khi giảm phân
D. một cặp NST nào đó đã không phân li trong giảm phân
(Sở GD – ĐT Đà Nẵng – 2019): Khi nói về thể lệch bội, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Mỗi tế bào của thể lệch bội có số NST gấp 3 hay 4 lần số NST của thể lưỡng bội cùng loài.
II. Loài có 2n = 14, số NST trong 1 tế bào của thể ba nhiễm thuộc loài này là 17 NST.
III. Một thể bốn nhiễm của loài 2n = 20 có số NST trong mỗi tế bào bằng 22 NST.
IV. Một tế bào sinh dưỡng của một thể một thuộc loài 2n = 24 đang ở kì sau của nguyên phân có số NST = 46 đơn.
V. Một tế bào sinh tinh có bộ 2n = 8, khi giảm phân có một cặp NST thường không phân li trong lần phân bào I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các giao tử sinh ra từ tế bào sinh tinh này thụ tinh với giao tử bình thường cùng loài hình thành hợp tử có số NST = 7 hoặc 9
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Có 5 tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên phân 3 lần liên tiếp. Tổng số NST kép ở kì đầu của lần nguyên phân cuối cùng là bao nhiêu?
A. 24 NST đơn
B. 24 NST kép
C. 24 NST đơn
D. 48 NST kép
(THPT Chuyên Bắc Ninh – lần 4 2019): Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) tối đa có thể có ở loài này là
A. 7
B. 42
C. 14
D. 21
Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần liên tiếp. Trong quá trình này môi trường cần cung cấp nguồn nguyên liệu tương đương với 570 NST đơn. Các tế bào con lớn lên, bước vào thởi kì chín và trải qua quá trình giảm phân tạo giao tử, giai đoạn này cần môi trường cung cấp 608 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 25% và kết quả đã tạo ra 4 hợp tử. Xét các kết luận sau :
1. Tế bào sinh dục sơ khai ban đầu thuộc giới đực.
2. Loài có bộ NST 2n = 38.
3. Tế bào sinh dục sơ khai đã trải qua 3 lần nguyên phân liên tiếp.
4. Tổng số giao tử được tạo thành sau giảm phân là 64.
Có bao nhiêu nhận định đúng ?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
(Chuyên KHTN – Hà Nội – lần 1 2019). Một loài thực vật có bộ NST 2n = 16; một loài thực vật khác có bộ NST 2n = 18. Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là
A. 15
B.16
C. 18
D.17