- Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ (khoảng 6 triệu năm trước):
+ Có thể đi, đứng bằng 2 chân, dùng tay cầm, nắm, ăn hoa quả, động vật nhỏ.
+ Xương hóa thạch được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.
- Trên đà phát triển, vượn cổ chuyển thành Người Tối cổ (4 triệu năm trước đây):
+ Đi, đứng bằng hai chân, đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động.
+ Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
+ Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người và là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
+ Di cốt được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Bắc Kinh (Trung Quốc) và tìm thấy công cụ đá ở Thanh Hóa (Việt Nam).
+ Người tối cổ sử dụng đá có sẵn làm công cụ lao động. Ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm, biết chế tác công cụ lao động, công cụ này được gọi là đồ đá cũ sơ kỳ.
+ Người tối cổ biết giữ lửa và lấy lửa, làm chín thức ăn, cải thiện căn bản đời sống.
- Qua lao động, bàn tay con người khéo léo dần, cơ thể biến đổi để có tư thế lao động thích hợp, tiếng nói thuần thục hơn.
- Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, sống trong hang động, mái đá hay lều bằng cành cây, da thú; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5, 7 gia đình đó là bầy người nguyên thủy.