Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Tiêu chuẩn của chân lí
B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức
D. Mục đích của nhận thức
Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?
A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
B. Con hơn cha, nhà có phúc
C. Gieo gió gặt bão
D. Ăn cây nào rào cây ấy
Những tri thức về thiên văn, trồng trọt,… của người xưa đều được hình thành từ việc quan sát thời tiết, chu kì vận động của mặt trăng, mặc trời, sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tế gieo trồng hàng năm… Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức
B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức
D. Tiêu chuẩn của chân lí
Tri thức của con người về sự vật, hiện tượng có thể là đúng đắn hoặc sai lầm. Chỉ có đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện vao trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?
A. Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới đương đại.
B. Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá.
C. Vai trò định hướng và phương pháp luận.
D. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung.
Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão
D. Cái rang cái tóc là vóc con người
Trong xã hội, do thực tế yêu cầu, các nhà khoa học liên tục nghiên cứu và điều chế ra nhiều loại thuốc mới để chữa bệnh cho các bệnh nhân. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.