Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 200g, lò xo khối lượng không đáng kể, có độ cứng 20N/m. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng 2cm rồi thả nhẹ. Chọn chiều dương cùng chiều với chiều kéo vật. Viết phương trình dao động của vật, chọn gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang gồm vật nặng có khối lượng m = 1kg và lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Khi vật nặng của con lắc đi qua VTCB theo chiều dương với tốc độ v = 40 3 cm/s thì xuất hiện điện trường đều có cường độ điện trường E = 2.10 4 V/m và E → cùng chiều dương Ox. Biết điện tích của quả cầu là q = 200 μC . Tính cơ năng của con lắc sau khi có điện trường.
A. 0,032 J
B. 0,32 J.
C. 0,64 J.
D. 0,064 J.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một vật nặng có khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k. Kéo vật nặng xuống về phía dưới, cách vị trí cân bằng 5\(\sqrt{2}\) (cm) và truyền cho nó vận tốc 20π\(\sqrt{2}\) (cm/s) thi vật nặng dao động điều hòa với tần số 2(Hz). Cho g = 10(m/s2); π2 = 10. Tính cơ năng của con lắc.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k gắn với vật nhỏ có khối lượng m đang dao động điều hòa. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật trong quá trình dao động có đồ thị như hình vẽ. Thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là
A. 2 π 3 m k
B. π 6 m k
C. π 3 m k
D. 4 π 3 m k
Hai con lắc lò xo giống nhau có cùng khối lượng vật nặng m và cùng độ cứng lò xo k. Hai con lắc dao động trên hai đường thẳng song song, có vị trí cân bằng cùng ở gốc tọa độ. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Hai con lắc có đồ thị dao động như hình vẽ. Ở thời điểm t, con lắc thứ nhất có động năng 0,06J và con lắc thứ hai có thế năng 4. 10 - 3 J. Khối lượng m là
A. 4 3 kg
B. 3kg
C. 1 3 kg
D. 2 9 kg
Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng 0,4kg , dao động điều hòa . Đồ thị vận tốc V theo thời gian t(như hình 1) . Tính :
a) Độ cứng của lò xo
b) Tính cơ năng của con lắc lò xo
c) Tính thế năng của vật khi t = 1s
Khảo sát thực nghiệm một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 216 g và lò xo có độ cứng k, dao động dưới tác dụng của ngoại lực F = F 0 cos 2 π f t , với F 0 không đổi và f thay đổi được. Kết quả khảo sát ta được đường biểu diễn biên độ A của con lắc theo tần số f có đồ thị như hình vẽ. Giá trị của k xấp xỉ bằng
A. 13,64 N/m.
B. 12,35 N/m.
C. 15,64 N/m
D. 16,71 N/m.
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m = 200 g và lò xo có độ cứng k, đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cần bằng, chiều dương hướng xuống dưới. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi theo thời gian được cho như hình vẽ. Biết F 1 + 3 F 2 + 6 F 3 = 0 . Lấy g = 10 m / s 2 . Tỉ số thời gian lò xo giãn với thời gian lò xo nén trong một chu kì gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,46
B. 1,38
C. 1,27
D. 2,15
Khảo sát chu kì T theo khối lượng của con lắc lò xo ta thu được đồ thị như hình. Lấy π 2 = 10. Độ cứng của lò xo có giá trị bằng
A. 10 N/m
B. 5 N/m
C. 4 N/m
D. 20 N/m