Một con lắc đơn dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m / s 2 Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ lớn lực căng T của dây treo vào li độ góc α. Khối lượng của con lắc đơn này có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 100 g.
B. 300 g.
C. 200 g
D. 400 g.
Một học sinh thực nghiệm thí nghiệm kiểm chứng chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn phụ thuộc vào chiều dài của con lắc. Từ kết quả thí nghiệm, học sinh này vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của T 2 vào chiều dài ℓ của con lắc như hình vẽ. Học sinh này đo được góc hợp bởi giữa đường thẳng đồ thị với trục Oℓ là α = 76 , 1 0 . Lấy π ≈ 3,14. Theo kết quả thí nghiệm của học sinh này thì gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm là
A. 9,76 m / s 2
B. 9,78 m / s 2
C. 9,8 m / s 2
D. 9,83 m / s 2
Một con lắc đơn dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn li độ phụ thuộc thời gian như hình vẽ. Cho g = 9,8 m / s 2 . Tỉ số giữa lực căng dây và trọng lực tác dụng lên quả cầu ở vị trí thấp nhất của con lắc là:
A. 1,0004
B. 0,95
C. 0,995
D. 1,02
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A = 10 cm. Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa động năng và vận tốc của vật dao động được cho như hình vẽ. Chu kỳ và độ cứng của lò xo lần lượt là
A. 1 s và 4 N/m
B. 2π s và 40 N/m
C. 2π s và 4 N/m
D. 1 s và 40 N/m
Cho hai con lắc đơn dao động điều hòa biết phương trình dao động của con lắc thứ nhất là x = 5cos(10πt + π/6)(cm). Con lắc thứ hai có cùng tần số, biên độ bằng quỹ đạo chuyển động của con lắc thứ nhất nhưng sớm pha p/2 so với con lắc thứ nhất, viết phương trình dao động của con lắc thứ hai.
Hai con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục Ox. Vị trí cân bằng của hai dao động đều nằm trên một đường thẳng qua O và vuông góc với Ox. Đồ thị (1), (2) lần lượt biểu diễn mối liên hệ giữa lực kéo về F k v và li độ x của con lắc 1 và con lắc 2. Biết tại thời điểm t, hai con lắc có cùng li độ và đúng bằng biên độ của con lắc 2, tại thời điểm t 1 sau đó, khoảng cách giữa hai vật nặng theo phương Ox là lớn nhất. Tỉ số giữa thế năng của con lắc 1 và động năng của con lắc 2 tại thời điểm t 1 là
A. 1
B. 2.
C. 1 2
D. 3
Con lắc đơn có vật nặng 1 kg dao động điều hòa. Lực căng dây được biểu diễn như đồ thị hình bên. Lấy π 2 = 10. Góc α 0 xấp xĩ bằng
A. π 20 rad
B. π 5 rad
C. 2 π 7 rad
D. 1 20 rad
Một con lắc lò xo treo vật nặng có khối lượng 800 g, đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, chiều dương hướng lên, khi đó lực hồi phục và chiều dài của lò xo có mối liên hệ được cho bởi đồ thị như hình vẽ. Cho g = 10 m / s 2 . Biên độ và chu kỳ dao động của con lắc là
A. A = 8 cm; T = 0,8 s
B. A = 8 cm; T = 0,4 s
C. A = 4 cm; T = 0,3 s
D. A = 16 cm; T = 0,56 s
Cho hai vật dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng cùng song song với trục Ox. Vị trí cân bằng của mỗi vật nằm trên đường thẳng vuông góc với trục Ox tại O. Trong hệ trục vuông góc xOv, đường (1) là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và li độ của vật 1, đường (2) là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và li độ của vật 2 (hình vẽ). Biết các lực kéo về cực đại tác dụng lên hai vật trong quá trình dao động là bằng nhau. Tỉ số giữa khối lượng của vật 2 với khối lượng của vật 1 là
A. 1 27
B. 3
C. 27
D. 1 3