Như vậy dành dụm là góp từng tí một để dành.
Như vậy dành dụm là góp từng tí một để dành.
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Hũ bạc của người cha
1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !
2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng :
– Đây không phải tiền con làm ra.
3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:
– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
5. Ông đào hũ bạc lên và bảo :
- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trặm hũ bạc cũng không đủ.
Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con.
- Người Chăm : một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ.
- Hũ : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật.
- Dúi : đưa cho nhưng không muốn để người khác biết. - Thản nhiên : làm như không có việc gì xảy ra.
- Dành dụm : góp từng tí một để dành.
Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào ?
A. Dân tộc Chăm
B. Dân tộc Tày
C. Dân tộc Nùng
TẬP 5
Nếu xem cuộc sống là một chiếc bánh ngọt thì truyền hình được ví như lớp kem béo ngậy quét bên ngoài. Nó tiếp thêm hương vị cho cuộc sống, cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, nhưng nếu quá lạm dụng, nó có thể khiến bạn chẳng còn quan tâm gì đến những điều khác thật sự quan trọng đang diễn ra xung quanh. Xem ti vi quá nhiều có thể làm tăng sự khao khát hiểu biết của chúng ta lên gấp ba lần, nhưng đôi khi lại làm cho bạn nhìn thế giới thực tế khác đi, và điều tệ hại nhất là khiến cho chúng ta mắc phải thói quen hưởng thụ bị động đồng thời nó cũng lấy đi những khoảng thời gian mà lẽ ra nên dành cho những việc khác có ý nghĩa hơn.
Khi vào siêu thị, bạn có ghé qua tất cả các gian hàng và chọn mua một món gì đó tại mỗi kệ hàng ấy không? Dĩ nhiên là không. Bạn sẽ chỉ ghé lại những chỗ có món hàng mà bạn cần và bỏ qua những gian khác. Nhưng khi xem ti vi, có vẻ như nhiều người lại theo quy trình “mỗi gian hàng mua một thứ”. Bạn thử nghĩ xem - hôm nay là thứ Hai, chúng ta xem ti vi, rồi đến thứ Ba, thứ Tư, chúng ta cũng xem ti vi. Đôi khi, việc xem ti vi đã trở thành một thói quen. Bạn hãy tự hỏi xem, “Thực ra, mình có muốn xem chương trình này hay không? Nếu nó không được trình chiếu thì mình có yêu cầu Đài truyền hình làm việc đó hay không?”. Mọi người không biết là một số chương trình truyền hình đã được dàn dựng, chọn lọc, biên tập một cách kỹ lưỡng và hoàn hảo đến mức đôi lúc nó khác xa đời thường.
Các nhà tâm lý học nhận định rằng - một số người xem ti vi nhiều đến nỗi họ chẳng còn nhiều thời gian để chuyện trò với người thân, hay để ý đến những điều thú vị khác đang diễn ra xung quanh họ. Theo lời một nhà tâm lý học thì, “Ti vi đã cướp đi quá nhiều thời gian của chúng ta và không bao giờ trả lại”.
Đừng bật ti vi chỉ vì nó ở đó, ngay trước mắt bạn hoặc chỉ vì bạn đã quen làm như thế. Hãy chỉ mở ti vi khi nào có chương trình mà bạn muốn xem. Từ việc hạn chế xem ti vi trong những giờ phút rỗi rãi, bạn có thể dành thời gian để làm nhiều việc có ích cho gia đình, cho bạn bè, để đọc sách hay tìm những giây phút yên tĩnh hiếm hoi cho chính mình. Những lúc ấy, bạn có thể chủ động làm một điều gì đó thật sự thú vị thay vì lãng phí thời gian một cách thụ động.
tập 2 nà mọi người
Hãy tìm cách để bạn cảm thấy hạnh phúc
Ai trong chúng ta cũng biết rằng những người hạnh phúc và những người không cảm thấy hạnh phúc lúc mới sinh ra đều như nhau. Tuy nhiên, trong cuộc sống cả hai nhóm người này lại hành động khác nhau để tạo ra - cũng như để củng cố tiếp tục tình trạng của mình. Những người hạnh phúc luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan, tìm kiếm điều mới và làm những việc giúp họ cảm thấy vui vẻ, còn những người không cảm thấy hạnh phúc thì lại tiếp tục cố thủ trong suy nghĩ, định kiến hay làm những chuyện khiến họ ngày càng thất bại và cảm thấy phiền muộn hơn.
Dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ một người đang hướng đến sự hoàn thiện hay một doanh nghiệp đang phát triển vững mạnh là gì? Trước tiên họ phải xác định rõ mục tiêu cụ thể trong cuộc sống hay một chiến lược kinh doanh đúng đắn rồi sau đó, lập ra chiến lược để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Điều đó còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người hay của người đứng đầu công ty.
Sự thực này hoàn toàn có thể áp dụng cho cuộc sống thường nhật của bạn. Trước tiên, hãy xác định xem bạn thật sự muốn gì, và sau khi gạt bỏ tất cả những điều không đáng quan tâm, bạn hãy cố gắng hết sức để thực hiện những gì bạn cho là cần thiết.
Thật buồn cười là trẻ thơ lại biết rõ chúng muốn gì và làm thế nào để có được những gì chúng muốn. Bất cứ đứa trẻ nào cũng biết rằng nếu cố vòi vĩnh, thì cuối cùng chúng sẽ được ăn kem và nếu gây ồn ào, chúng sẽ bị la mắng. Bọn trẻ biết rằng luôn phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định nhưng chúng vẫn có thể nghĩ ra cách nào đó để đạt được những gì mình muốn.
Việc tìm kiếm hạnh phúc của người lớn cũng giống như việc đứa bé cố gắng có được cây kem vậy. Bạn cần phải xác định rõ bạn quan tâm đến điều gì, điều gì làm bạn hạnh phúc và điều gì khiến bạn muộn phiền. Chỉ bằng cách ấy, bạn mới có thể tìm ra con đường đến với hạnh phúc cho chính mình.
Tất nhiên không phải tất cả những người hạnh phúc đều luôn gặt hái thành công, và người bất hạnh lúc nào cũng gặp thất bại. Thực tế cho thấy rằng người hạnh phúc và người bất hạnh có cảm nhận và kinh nghiệm sống khá giống nhau.
Điều khác biệt là đa số những người bất hạnh thường bi quan và thường dùng gấp đôi quỹ thời gian để tự dằn vặt, nuối tiếc về những biến cố, buồn phiền về những sai lầm hoặc thất vọng đã qua trong cuộc sống. Đôi khi họ còn thi vị hóa nỗi buồn, hay nói một cách khác, họ không dám dũng cảm từ bỏ nỗi đau mà muốn mang theo nó suốt đời với những lý giải mà theo họ là có lý.
Ngược lại, những người hạnh phúc lại luôn có cách nhìn tích cực, có khuynh hướng đi tìm cái mới và tin tưởng vào những tia hy vọng có thể thắp sáng lên tương lai và ngày mai của họ cho dù có thể họ đã từng có một quá khứ đau buồn hay một hiện tại bấp bênh.
Con hãy điền giành, dành hoặc rành vào chỗ trống thích hợp
a. Quân ta đã ... được thắng lợi
b. Người cha ... dụm được một hũ bạc.
c. Minh trả lời câu hỏi của thầy giáo rất .... mạch.
Vui học
Lí do không nên mua xe đạp thay cho bò
Một người đang cố gắng thuyết phục một nông dân mua xe đạp của cửa hàng mình để tiện đi lại.
Tuy vậy, việc thuyết phục không hề dễ dàng. Người nông dân lắc đầu:
- Tôi cũng muốn có một chiếc xe đạp lắm, nhưng tôi phải dồn tiền để mua một con bò. Dù gì thì tôi cũng có thể cưỡi nó đi dạo được.
Người bán hàng mỉm cười đáp:
- Tôi cho rằng đó không phải là một ý kiến hay đâu. Trông ông sẽ thật ngốc nếu cưỡi con bò đó ra đường đi dạo.
Người nông dân nhún vai:
- Nhưng ít ra nó cũng không ngốc bằng việc người ta thấy tôi hì hục vắt sữa một chiếc xe đạp đúng không!?!
(Truyện cười học sinh)
* Câu chuyện trên có chi tiết nào gây cười?
Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. Chú Bồ Nông chăm chỉ làm việc.
B. Chú Bồ Nông như một đứa trẻ hiếu thảo và ngoan ngoãn.
C. Chú Bồ Nông chăm ngoan và hiếu thảo
D. Chú Bồ Nông yêu mẹ.
Một người lùn phải làm thế sao để cao lên nhanh nhất ?
Có người mắc bệnh nhưng lại chưa bao giờ biết mặt bác sĩ, đó là ai vậy?
Tèo tra từ điển rất chăm chú,cậu ta tra từ gì vậy?
Loài vật nào thích mất điện nhất?
Làm thế nào để bạn nói ngoại ngữ như gió một cách nhanh nhất?
Một cặp vợ chồng rất khỏe mạnh,tại sao lại sinh ra đứa trẻ không biết nói?
Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt mà em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường (chăm sóc cây hoa, quét dọn rác ở lớp, dọn vệ sinh đường làng, đường phố…).
Gợi ý:
a) Tên việc tốt đã làm
b) Diễn biến công việc
c) Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó
Con đọc câu truyện sau đây và trả lời câu hỏi :
Chú Chồn lười học
“Chồn Mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng Chồn Mướp vẫn không chịu đến trường, suốt ngày chỉ biết rong chơi. Vì được nuông chiều quá, Chồn Mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng.
Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên Chồn không đọc được. Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác Sư Tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng.
Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?”. Chồn gật đầu. Được bác Sư Tử khuyên răn và chỉ đường, Chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”
Sưu tầm
Sau sự việc đã xảy ra, Chồn quyết tâm làm gì ?
A. Phải cố gắng biết thật nhiều đường trong rừng để không bị lạc nữa
B. Nhờ bác Sư Tử dạy cho cách đọc tấm bảng chỉ đường
C. Quyết tâm đi học chữ