Trước khi đánh trống, Cóc đã sắp xếp lực lượng ở những chỗ bất ngờ và sẵn sàng chiến đấu, phát huy thế mạnh của mỗi con vật : Anh Cua thì bò vào chum, cô ong đợi sau cánh cửa, chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp hai bên.
Trước khi đánh trống, Cóc đã sắp xếp lực lượng ở những chỗ bất ngờ và sẵn sàng chiến đấu, phát huy thế mạnh của mỗi con vật : Anh Cua thì bò vào chum, cô ong đợi sau cánh cửa, chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp hai bên.
Viết tên các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời trong câu chuyện Cóc kiện Trời:
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Cóc kiện Trời
1. Ngày xưa, có một năm trời nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng. Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện trời. Dọc đường, gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo. Tất cả đều đi theo.
2. Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo :
- Anh Cua bò vào chum nước này, cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp hai bên.
Sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đình, Trời nổi giận, sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó bắt Cáo. Chó mới ra tới cửa, Gấu quật Chó chết tươi. Trời càng tức, sai thần Sét trị gấu. thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ đã bị Ong bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.
3. Trời túng thế, đành mời Cóc vào. Cóc tâu :
- Muôn tâu Thượng đế ! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt nước mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói :
-Thôi cậu về đi. Ta sẽ cho mưa xuống ! Lại còn dặn thêm:
-Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây !
Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng.
Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa.
- Thiên đình : triều đình ở trên trời, theo tưởng tượng của người xưa.
- Náo động : làm ầm ĩ, ồn ào
- Lưỡi tầm sét : vũ khí hình cái búa của thần sét - Địch thủ : người đối chọi
- Túng thế (núng thế) : rơi vào cảnh lúng túng, không có lối thoát.
- Trần gian : thế giới của con người trên mặt đất.
Nguyên nhân nào khiến Cóc phải kiện Trời ?
A. Vì trời nắng hạn lâu quá
B. Vì trời mưa nhiều quá
C. Vì chim muôn bị chết nhiều
Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:
Hội vật
1. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. Ai ai cũng náo nức muốn xem mặt , xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy xem cho rõ.
2. Ngay nhịp trống đầu, đầu Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ… Keo vật xem chừng chán ngắt.
3. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt , mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông. Người xem bốn phía xung quanh reo ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khỏe bằng voi cũng phải ngã.
4. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa.
5. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy.
- Tứ xứ : bốn phương, khắp nơi.
- Sới vật : khoảng đất được quy định cho cuộc đấu vật
- Khôn lường : không thể đoán định trước
- Keo vật : một hiệp đấu vật
- Khố : mảnh vải dài, hẹp, quấn che phần dưới thân người.
Hội vật thu hút khán giả ở nơi nào đến xem ?
A. Khán giả địa phương
B. Khán giả những vùng lân cận
C. Tất cả mọi người ở bốn phương đổ đến xem
Hải Vân, đèo, vào, Nam, mặt, hướng sắp xếp như thế nào?
Em nghĩ thử xem: Khi xếp tên của các bạn trong lớp theo thứ tự bảng chữ cái , gặp trường hợp nhiều có tên được ghi trùng nhau ở chữ cái đầu như:Hà,Hoa,Hồng,Hiền...thì em làm thế nào?Trùng hợp nhiều bạn có tên khác nhau chỉ ở bộ phận thanh như:Toán,Toan,Toản,Toàn... thì sắp xếp theo thứ tự nào?
Hãy xếp những từ dưới đây vào ô thích hợp trong bảng
- Cộng đồng : những người cùng sống trong một tập thể hoặc khu vực , gắn bó với nhau - Cộng tác : cùng làm chung một việc
- Đồng bào : người cùng nòi giống - Đồng đội : người cùng đội ngũ - Đồng tâm : cùng một lòng - Đồng hương : người cùng quê
khi nào lớp em kết nạp đội viên mới? trả lời cho câu hỏi khi nào ?
ai giải hộ mình với, mình cảm ơn trước
Việc ông Cản Ngũ bước hụt làm thay đổi keo vật như thế nào ?
Trong keo vật, cách đánh của ông Cản Ngũ ra sao ?
A. Mạnh mẽ và quyết liệt
B. Ra những đòn mạnh không kém đối phương
C. Có vẻ lớ ngớ và chậm chạp