Các hàng lỗ đục ở ống sắt hình trụ có tác dụng hút không khí ở ngoài vào, hoà trộn đểu với hơi dầu bốc lên tạo ra hỗn hợp hơi và dầu. Khi đó hơi dầu cháy gần như hoàn toàn và không có muội than.
Các hàng lỗ đục ở ống sắt hình trụ có tác dụng hút không khí ở ngoài vào, hoà trộn đểu với hơi dầu bốc lên tạo ra hỗn hợp hơi và dầu. Khi đó hơi dầu cháy gần như hoàn toàn và không có muội than.
Đèn đất là loại đèn dùng nhiên liệu là C 2 H 2 để thắp sáng. Để ngọn lửa cháy sáng và có ít muội than, người ta khoan vài lỗ nhỏ ở sát đầu ống nơi khí thoát ra và cháy.
Hãy giải thích tác dụng của các lỗ trên.
Cho hình vẽ điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
– Viết phương trình hóa học của phản ứng.
– Vì sao có thể thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước?
– Vì sao miệng ống nghiệm đựng KMnO4 lắp hơi nghiêng xuống?
– Nêu vai trò của bông khô?
– Khi dừng thí nghiệm nên tắt đèn cồn trước hay tháo ống dẫn khí ra trước? Tại sao?
Chuẩn bị dụng cụ như hình a) và hình b). Đốt photpho đỏ dư trong muỗng sắt như hình b) rồi đưa nhanh photpho đỏ đang cháy vào ống hình trụ trong hình a) và đậy kín miệng ống bằng nút cao su sao cho mặt dưới của nút nằm ngang vạch số 6.
Hãy dự đoán hiện tượng có thể xảy ra, giải thích và cho biết mục đích của thí nghiệm
Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, bạn An thiết kế thí nghiệm như hình vẽ sau đây. Biết rằng chất X là KMnO4. Sau khi xem hình, bạn Bình đưa ra nhận xét:
(a) Có thể thay chất X bằng CaCO3
(b) Có thể thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí và để ngửa bình
(c) Có thể thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí và để úp bình
(d) Phải làm khô khí oxi trước khi dùng phương pháp đẩy nước
(e) Còn thiếu một ít bông đặt ở đầu ống nghiệm chứa chất X.
Em hãy giúp bạn An xác định các nhận xét đúng – sai (không cần giải thích )
Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau và viết phương trình hóa học giải thích:
a) Cho từ từ dung dịch KHSO4 đến dư và dung dịch K2CO3
b) Cho mẩu kim loại natri vào dung dịch AlCl3 dư
c) Dẫn khí axetilen qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư
d) Đun cách thủy ống nghiệm chứa hỗn hợp ancol etylic, axit axetic có xúc tác H2SO4 đặc
Câu 1. Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, ta có thể dùng kim loại nhôm tác dụng với:
A. CuSO4 hoặc HCl loãng. B. H2SO4 loãng hoặc HCl loãng.
C. Fe2O3 hoặc CuO. D. KClO3 hoặc KMnO4.
Câu 2. Phản ứng nào sau đây không được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
C. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2. D. 2H2O 2H2 + O2.
Câu 3. Phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất gọi là:
A. Phản ứng oxi hóa – khử. B. Phản ứng hóa hợp.
C. Phản ứng thế. D. Phản ứng phân hủy.
Câu 4. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?
A. 2KClO3 KCl + O2. B. SO3 + H2O H2SO4.
C. Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O. D. Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O.
Câu 5. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?
A. CuO + H2 Cu + H2O. B. Mg + 2HCl MgCl2 + H2.
C. Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O. D. Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu.
Câu 6. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng thế?
A. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu. B. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
C. 2Mg + O2 → 2MgO. D. Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4.
Câu 7. Phản ứng được sử dụng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
B. 2CH4 C2H2 + 3H2
C. 2H2O 2H2 + O2
D. C + H2O (hơi) CO + H2
Câu 8. Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng thế?
A. FeO + 2HCl ® FeCl2 + H2O
B. 2Al + 3CuSO4 ® Al2(SO4)3 + 3Cu
C. P2O5 + 3H2O® 2H3PO4
D. Fe(OH)3 + 3HNO3 ® Fe(NO3)3 + 3H2O
Câu 9. Cho các chất sau: Cu, H2SO4, CaO, Mg, S, O2, NaOH, Fe. Các chất dùng để điều chế khí hiđro H2 là:
A. Cu, H2SO4, CaO. B. Mg, NaOH, Fe. C. H2SO4, S, O2. D. H2SO4, Mg, Fe.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phương trình hóa học: 2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl3 thuộc loại phản ứng phân hủy.
B. Phương trình hóa học: 2H2O ® 2H2↑ + O2↑ thuộc loại phản ứng hóa hợp.
C. Phương trình hóa học: CuSO4 + Fe ® FeSO4 + Cu thuộc loại phản ứng thế.
D. Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2↑ thuộc loại phản ứng phân hủy.
Câu 11. Một học sinh thực hiện 3 cách thu khí hiđro vào ống nghiệm được mô tả như hình dưới đây:
Cách nào không dùng để thu khí hiđro?
A. Cách 1. B. Cách 2.
C. Cách 3. D. Cách 1 và cách 3.
Câu 12. Cho Zn vào ống nghiệm chứa dung dịch axit clohidric. Dẫn khí sinh ra đi qua ống chữ V chứa bột đồng (II) oxit đang nung nóng. Thí nghiệm mô tả như hình bên. Hiện tượng quan sát được là
A. Kẽm tan dần, dung dịch trong ống nghiệm sủi bọt khí.
B. Bột đồng (II) oxit chuyển dần từ màu đen sang đỏ gạch.
C. Có những giọt nước đọng trong ống thủy tinh chữ V.
D. Tất cả các hiện tượng trên.
Câu 13. Cho các cặpchất: (Na, H2O), (Na2O, H2O), (Ba, H2O), (Zn, HCl), (Al, H2SO4), (Fe, H2O). Số cặp chất tác dụng được với nhau ở nhiệt độ thường sinh ra khí hiđro là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 14. Cho các phản ứng sau:
(1) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓; (2) Na2O + H2O → 2NaOH;
(3) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑; (4) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O;
(5) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑; (6) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu↓;
(7) CaO + CO2 → CaCO3; (8) HCl + NaOH → NaCl + H2O.
Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Cho bộ dụng cụ thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ và các chất rắn: KClO3 (xúc tác MnO2), FeS, KMnO4, CaCO3, CaC2, S, Fe, CuO.
a) Từ các chất rắn trên, hãy chọn hai chất để điều chế khí O2 từ ống nghiệm 1. Chọn hai chất tương ứng với A để tạo thành khí B có khả năng làm nhạt màu dung dịch Br2.
b) Nếu hấp thụ hết khí B trong ống nghiệm 2 bằng dung dịch Ba(OH)2 và NaOH thì thu được dung dịch X và kết tủa. Lọc bỏ cẩn thận toàn bộ kết tủa, rồi cho tiếp dung dịch NaOH dư vào dung dịch X lại thấy xuất hiện thêm kết tủa.
Hãy cho biết các chất tan có trong dung dịch X, giải thích cụ thể, viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên.
Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ. Hiện tượng của phản ứng là:
A. Kim loại đồng không tan.
B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra.
C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu có khí màu hắc thoát ra.
D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và khí mùi hắc thoát ra.
Có 3 ống nghiệm mỗi ống đựng đầy một chất khí khác nhau trong các khí: HCl, SO2, C2H4. Các ống nghiệm được úp trên các chậu nước cất và được kết quả ban đầu như hình vẽ:
a) Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm, giải thích dựa vào độ tan.
b) Mực nước trong ống nghiệm ở chất A và B thay đổi như thế nào nếu:
+ Thay nước cất bằng nước brom.
+ Thay nước cất bằng dung dịch NaOH.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có).