Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?
1. Xu hướng chung là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội
2. Trong từng ngành, trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
3. Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người.
4. Đối với khu vực I, tăng tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản, tăng tỉ trọng của cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về những hoạt động kinh tế của con người gắn với việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
2) Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao.
3) Kết hợp cây ăn quả với nuôi trồng thuỷ sản.
4) Kết hợp cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành chế biến sản xuất trồng trọt, chế biến sản xuất chăn nuôi và chế biên thủy, hải sản là dựa vào?
A. Công dụng kinh tế của sản phẩm
B. Nguồn nhiên liệu phong phú
C. Tính chất tác động đến đối tượng lao động
D. Đặc điểm sử dụng lao động
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về cách giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
1. Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp.
2. Đổi các sản phẩm thế mạnh của vùng lấy lương thực từ các vùng khác.
3. Tăng thêm khẩu phần cá và các thuỷ sản khác trong cơ cấu bữa ăn.
4. Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về cách giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
1) Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp.
2) Trao đổi các sản phẩm thế mạnh của vùng lấy lương thực từ các vùng khác.
3) Tăng thêm khẩu phần cá và các thuỷ sản khác trong cơ cấu bữa ăn.
4) Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi có ở trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây?
A. Hạ Long.
B. Đà Nẵng.
C. Bảo Lộc.
D. Phan Thiết.
Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trang 22 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có chế biến sản phẩm chăn nuôi?
A. Hải Phòng
B. Cần Thơ
C. Đà Nẵng
D. Hạ Long
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Vẽ sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
b) Nhận xét về tình hình phát triển (giai đoạn 2000 - 2007) và sự phân bố cua ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta.
Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có công nghiệp chế biển sản phẩm chăn nuôi?
A. Hải Phòng
B. Cần Thơ.
C. Thủ Dầu Một.
D. Hạ Long.