Cơ quan hô hấp của thằn lằn là ?
A. Mang
B. Da
C. Phổi
D. Da và phổi
ĐỀ CƯƠNG I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu1. Ếch hô hấp: A.chỉ qua da. B.vừa qua da vừa bằng phổi nhưng bằng phổi là chủ yếu. C. chỉ bằng phổi. D. vừa qua da vừa bằng phổi nhưng qua da là chủ yếu. Câu2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là: A. thở bằng phổi và qua lớp da ẩm. B. đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối. C. mắt có mi, tai có màng nhĩ D. chi 5 phần chia đốt . Câu 3. Đại diện bò sát thuộc bộ có vảy là: A. thằn lằn bóng, rắn ráo. B. thằn lằn bóng, cá sấu. C. rùa núi vàng, rắn ráo. D. ba ba, thằn lằn bóng. Câu 4. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng? A. Không có mi mắt thứ ba. B. Không có đuôi. C. Da khô, có vảy sừng bao bọc. D. Vành tai lớn. Câu 5. Lớp chim được phân chia thành các nhóm là: A. chim ở cạn, chim trên không. B. chim bơi và chim ở cạn. C. chim chạy, chim bơi và chim bay. D. chim chạy, chim bay. Câu 6. Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì? A. Giữ nhiệt. B. Làm cho cơ thể chim nhẹ. C. Làm cho đầu chim nhẹ. D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng. Câu 7. Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là: A. Lợn, bò. B. Bò, ngựa. C. Hươu, tê giác. D. Voi, hươu. Câu 8. Hiện tượng thai sinh là hiện tượng có trong lớp: A. bò sát B. lưỡng cư C. chim D. thú Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ? A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Các ngón chân không có vuốt. C. Răng nanh lớn, dài, nhọn. D. Thiếu răng cửa. Câu 10. Động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ ? A. Chuột chù và chuột đồng. B. Chuột chũi và chuột chù. C. Chuột đồng và chuột chũi. D. Sóc bụng xám và chuột nhảy. II. TỰ LUẬN Câu 11 : Tại sao người ta lại xếp thằn lằn, cá sấu, rùa vào lớp bò sát? Câu 12: Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? Câu 13: a. Hãy nêu những ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh? b. Hiện nay lớp thú đang bị giảm sút hết sức nặng nề. Là học sinh lớp 7 em có biện pháp gì để bảo tồn loài động vật này?
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Khi rửa xà phòng làm sạch nhớt trên da ếch, ếch sẽ chết vì
A. xà phòng rất độc. B. ếch hô hấp qua da và phổi.
C. ếch hô hấp chủ yếu qua da. D. đó không phải nguyên nhân.
Câu 2. Thụ tinh ngoài, đẻ trứng, phát triển có biến thái là đặc điểm của lớp
A. cá. B. lưỡng cư. D. bò sát. B. Chim.
Câu 3. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ gây hại của thằn lằn bổ sung cho ếch?
A. Chúng cùng ăn một loại thức ăn, thời gian kiếm ăn khác nhau.
B. Chúng ăn thức ăn khác nhau, cùng kiếm ăn vào một thời điểm.
C. Chúng cùng ăn một loại thức ăn, kiếm ăn vào một thời điểm.
D. Chúng ăn thức ăn khác nhau, thời gian ăn khác nhau.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
A. Ưa sống nơi ẩm ướt, hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, chủ yếu ăn sâu bọ.
C. Là động vật hằng nhiệt.
D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt.
Câu 5. Những đại diện thuộc nhóm chim bay là
A. vịt, gà, đà điểu. B. cút, cò, cánh cụt.
C. bồ câu, cánh cụt, sáo. D. yến, bồ câu, đại bàng.
Câu 6. Động vật nào dưới đây không thuộc bộ Gà ?
A. Vịt trời. B. Công. C. Trĩ sao. D. Gà rừng.
Câu 7. Tại sao xếp thú mỏ vịt vào lớp Thú?
A. Đẻ trứng. B. Mình có lông mao bao phủ.
C. Nuôi con bằng sữa mẹ. D. Cả B và C.
Câu 8. Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật nhai lại?
A. Ngựa vằn. B. Tê giác. C. Linh dương. D. Lợn.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
A. Ưa sống nơi ẩm ướt.
B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ.
C. Là động vật hằng nhiệt.
D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt.
Câu 10. Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài bò sát?
A. 1300. B. 3200. C. 6500. D. 2710.
Câu 11. Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở
A. gần hồ nước. B. đầm nước lớn.
C. hang đất khô. D. khu vực đất ẩm, mềm, xốp.
Câu 12. Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?
A. Có mai và yếm.
B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
C. Trứng có màng dai bao bọc.
D. Da ẩm ướt, không có vảy sừng.
Câu 13. Đặc điểm nào dưới đây có cả ở khủng long sấm, khủng long cổ dài và khủng long bạo chúa?
A. Ăn thực vật. B. Đuôi ngắn. C. Mõm ngắn. D. Cổ dài.
Câu 14. Trong các động vật sau, động vật nào phát triển không qua biến thái?
A. Ong mật. B. Ếch đồng.
C. Thằn lằn bóng đuôi dài. D. Bướm cải.
Câu 15. Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?
A. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
C. Da khô và có vảy sừng bao bọc.
D. Bàn chân có móng vuốt.
Câu 16. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Bộ Thú huyệt có đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở … (1) …, vừa ở cạn và … (2) ….
A. (1): nước ngọt; (2): đẻ trứng.
B. (1): nước mặn; (2): đẻ trứng.
C. (1): nước lợ; (2): đẻ con.
D. (1): nước mặn; (2): đẻ con.
Câu 17. Phát biểu nào dưới đây về thú mỏ vịt là sai?
A. Chân có màng bơi. B. Mỏ dẹp.
C. Không có lông. D. Con cái có tuyến sữa.
Câu 18. Phát biểu nào dưới đây về kanguru là đúng?
A. Con non bú sữa chủ động trong lỗ sinh dục.
B. Có chi sau và đuôi to khỏe.
C. Con cái có vú nhưng chưa có tuyến sữa.
D. Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở trên cạn.
Câu 19. Hiện nay, lớp Thú có khoảng bao nhiêu loài?
A. 1600. B. 2600. C. 3600. D. 4600.
Câu 20: Thú mỏ vịt thường làm tổ ấp trứng như thế nào?
A. Ở trong cát. B. Bằng lông nhổ ra từ quanh vú.
C. Bằng đất khô. D. Bằng lá cây mục
Câu 21. Thức ăn của cá voi xanh là gì?
A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác.
B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác.
C. Phân của các loài động vật thủy sinh.
D. Các loài sinh vật lớn.
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là sai?
A. Có đuôi. B. Không có xương ngón tay.
C. Lông mao thưa, mềm mại. D. Chi trước biến đổi thành cánh da.
Câu 23. Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén?
A. Thị giác. B. Xúc giác. C. Vị giác. D. Thính giác.
Câu 24. Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang chủ yếu bằng răng cửa?
A. Thỏ hoang. B. Chuột đồng nhỏ. C. Chuột chũi. D. Chuột chù.
Câu 25: Động vật nào dưới đây không có răng?
A. Cá mập. B. Chó sói lửa. C. Dơi ăn sâu bọ. D. Cá voi xanh.
Câu 26: Phát biểu nào dưới đây về cách thức di chuyển của dơi là đúng?
A. Bay theo đường vòng. B. Bay theo đường thẳng.
C. Bay theo đường dích dắc. D. Bay không có đường bay rõ rệt.
Câu 27: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Gặm nhấm ?
A. Chuột chũi B. Chuột chù. C. Mèo rừng. D. Chuột đồng.
Câu 28. Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt?
A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Các ngón chân không có vuốt.
C. Răng nanh lớn, dài, nhọn. D. Thiếu răng cửa.
Câu 29: Phát biểu nào dưới đây về thú móng guốc là đúng?
A. Di chuyển rất chậm chạp.
B. Diện tích chân tiếp xúc với đất thường rất lớn.
C. Chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng.
D. Đốt cuối của mỗi ngón chân có móng bao bọc gọi là vuốt.
Câu 30: Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc lẻ?
A. Tê giác. B. Trâu. C. Cừu. D. Lợn.
Câu 31: Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật nhai lại?
A. Ngựa vằn B. Linh dương C. Tê giác D. Lợn.
Câu 32: Ngà voi là do loại răng nào biến đổi thành?
A. Răng nanh. B. Răng cạnh hàm. C. Răng ăn thịt. D. Răng cửa.
Câu 33. Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Linh trưởng là đúng?
A. Ăn thực vật là chính. B. Sống chủ yếu ở dưới đất.
C. Bàn tay, bàn chân có 4 ngón. D. Đi bằng bàn tay.
Câu 34: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Linh trưởng là đúng?
A. Ăn thực vật là chính. B. Sống chủ yếu ở dưới đất.
C. Bàn tay, bàn chân có 4 ngón. D. Đi bằng bàn tay.
Câu 35: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của khỉ hình người?
A. Có túi má lớn. B. Không có đuôi.
C. Có chai mông. D. Thích nghi với đời sống dưới mặt đất.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống.
Câu 2. Trình bày đặc điểm chung của lớp bò sát ?
Câu 3 .Nêu vai trò của lớp Thú?
Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của lớp thú?
Câu 5:Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá?
giúp e
Câu 11: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng là do?
A. Giun đất hô hấp qua da nên dưới da có nhiều mao mạch dày đặc.
B. Giun đất sống trong đất.
C. Giun đất ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
D. Do màu của vòng tơ xung quanh mỗi đốt.
Câu 12: Vì sao khi mưa nhiều, giun đất lại chui lên khỏi mặt đất?
A. Vì mưa nhiều làm cho giun đất không lấy được thức ăn.
B. Vì nước ngập cơ thể làm chúng bị ngạt thở.
C. Giun chui lên khỏi mặt đất để có ánh sáng.
D. Giun chui lên khỏi mặt đất để sinh sản.
Câu 13: Tại sao cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chay ra?
A. Vì giun đất có hệ tuần hoàn hở.
B. Vì giun đất hô hấp qua da.
C. Vì giun đất có hệ tuần hoàn kín.
D. Vì giun đất có hệ thần kinh dạng chuối hạch.
Câu 14: Máu của giun đất có màu gì? Tại sao?
A. Máu giun đất mang sắc tố chứa đồng nên có màu xanh.
B. Máu giun đất không có màu.
C. Máu giun đất mang sắc tố chứa sắt nên có màu đỏ.
D. Máu giun đất có chứa oxi nên có màu đỏ.
Câu 15: Vì sao giun đất lưỡng tính, nhưng khi sinh sản chúng lại phải ghép đôi?
A. Vì giun đất hô hấp qua da.
B. Vì giun đất bắt đầu có hệ tuần hoàn.
C. Vì lỗ sinh dục cái và lỗ sinh dục đực ở cách xa nhau.
D. Vì chúng phải ghép đôi khi sinh sản.
Câu 22: Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào?
A. Đường tiêu hóa B. Qua da C. Đường hô hấp D. Qua máu
Câu 23: Thức ăn của đỉa là gì?
A. Máu B. Mùn hữu cơ C. Động vật nhỏ khác D. Thực vật
Câu 24: Trai lấy mồi ăn bằng cách nào?
A. Dùng chân giả bắt lấy con mồi B. Lọc nước
C. Kí sinh trong cơ thể vật chủ D. Tấn công làm tê liệt con mồi
Câu 25: Loài nào có tập tính đào lỗ đẻ trứng?
A. Ốc vặn B. Ốc sên C. Sò D. Mực
Câu 26: Loài giáp xác nào bám vào vỏ tàu thuyền làm giảm tốc độ di chuyển?
A. Mọt ẩm B. Tôm sông C. Con sun D. Chân kiếm
Câu 27: Cái ghẻ sống ở đâu?
A. Dưới biển B. Trên cạn C. Trên da người D. Máu người
Câu 28: Loài sâu bọ nào có tập tính kêu vào mùa hè?
A. Ve sầu B. Dế mèn C. Bọ ngựa D. Chuồn chuồn
Câu 29: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống kí sinh?
A. Trùng giày, trùng sốt rét B. Trùng roi, trùng kiết lị
C. Trùng biến hình, trùng giày D. Trùng kiết lị, trùng sốt rét
Câu 30: Động vật nguyên sinh có tác hại gì?
A. Là thức ăn cho động vật khác B. Chỉ thị môi trường
C. Kí sinh gây bệnh D. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất
Câu 10: Cơ thể giun đất phân hóa, có các hệ cơ quan a. Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp b. Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh c. Hệ hô hấp, hệ thần kinh d. Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa
Khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì:
A. Giun đất không thích nghi với đời sống ở cạn gặp mưa giun đất chui lên mặt đất tìm nơi ở mới
B. Giun đất hô hấp qua da khi mưa nhiều nước ngập giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu ôxi nên giun đất phải chui lên mặt đất
C. Giun đất chui lên mặt dất để dễ dàng bơi lội
D. Báo hiệu thời tiết khi có nắng kéo dài.
Trong số các đặc điểm sau, đặc điểm có ở các đại diện của ngành Giun đốt là
1. Cơ thể phân đốt.
2. Có xoang cơ thể.
3. Bắt đầu có hệ tuần hoàn.
4. Hô hấp qua da hoặc mang.
Số phương án đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 31: Cơ thể châu chấu có mấy phần?
A. Có 2 phần: đầu và bụng
B. Có 3 phần: đầu, ngực và bụng
C. Có 2 phần: đầu-ngực và bụng
D. Có 3 phần: đầu, ngực và đuôi.
Câu 32: Cơ quan hô hấp của châu chấu là gì?
A. Hệ thống ống khí
B. Hệ thống túi khí
C. Mang
D. Phổi
Câu 33: Sâu bọ có bao nhiêu đôi chân bò?
A. 2 đôi
B. 3 đôi
C. 4 đôi
D. 5 đôi
Câu 34: Để bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng cần phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào?
A. Sâu non
B. Bướm
C. Nhộng
D. Trứng
Câu 35: Nhóm động vật nào sau đây có tập tính dự trữ thức ăn?
A. Nhện, ong mật
B. Ve sầu, kiến
C. Tôm và ve sầu
D. Tôm và kiến
Câu 35: những động vật nào sau đây có tập tính sống thành xã hội?
A. Ve sầu, nhện
B. Tôm, nhện
C. Kiến, ong mật
D. Kiến, ve sầu