Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu
I. Đặc điểm của trạng ngữ
Câu 1: Xác định trạng ngữ:
- (1) Dưới bóng tre xanh
- (2) Đã từ lâu đời
- (3) Đời đời, kiếp kiếp
- (4) Từ nghìn đời nay
Câu 2: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng mở rộng ý nghĩa cho câu.
Theo thứ tự trạng từ đánh dấu ở câu 1 ta thấy các trạng từ bổ sung ý nghĩa cho câu như sau:
(1): làm rõ, xác định về mặt không gian (nơi chốn) cho điều được nói đến trong câu.
(2), (3), (4): bổ sung thêm thành phần ý nghĩa xác định về mặt thời gian cho câu
Câu 3: Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang những vị trí khác trong câu như:
- Trạng ngữ có thể nằm ở đầu câu: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
- Trạng ngữ nằm ở cuối câu: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
- Trạng ngữ có thể nằm ở giữa câu: Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
II. Luyện tập:
Câu 1: Cụm từ "Mùa xuân" đóng vai trò:
a. chủ ngữ (đầu câu), vị ngữ (giữa câu)
b. trạng ngữ chỉ thời gian
c. phụ ngữ của cụm động từ
d. Câu đặc biệt.
Câu 2 + 3: Trạng ngữ trong các câu:
a.
- khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi(Trạng ngữ chỉ thời gian)
- trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng (Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn))
- vì cái chất quý trong sạch của Trời (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
- như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết (Trạng ngữ chỉ cách thức)
b.
- với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây (Trạng ngữ chỉ phương tiện)
hok tốt!!