Biết chứ nhưng đề mỗi trường mỗi khác bạn ạ
I. Trắc nghiệm(3đ): Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c, d) đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm:
a. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp.
b. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp.
c. Vách tế bào, chất tế bào, nớc và không bào.
d. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
Câu 2. Tế bào ở bộ phân nào của cây có khả năng phân chia ?
a. Tất cả các bộ phận của cây. b. Chỉ ở mô phân sinh
c. Chỉ phần ngọn của cây. d. Tất cả các phần non có màu xanh của cây.
Câu 3: Củ gừng do bộ phận nào phát triển thành:
a. Thân b. Lá c. Rễ d. Hoa
Câu 4: Hoa đực là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 5: Cây tầm gửi thuộc dạng:
a. Rễ củ b. Rễ giác mút c. Rễ móc d. Rễ thở
Câu 6: Hoa lưỡng tính là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 7: Khi diệt cỏ dại ta phải:
a. Chặt cây b. Tuốt lá c. Nhổ cả gốc lẫn rễ d. Cả 3 ý đều đúng.
Câu 8: Hoa cái là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 9: Nhóm cây nào sau đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng:
a. Khoai tây, cà rốt, su hào. b. Khoai tây, cà chua, bắp cải.
c. Khoai tây, gừng, mía. d. Khoai tây, dưa leo, tỏi.
Câu 10: Hoa đơn tính là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Chỉ có nhị hoặc nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
II. Tự luận (7 điểm):
Câu 1: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Mỗi loại rễ cho một ví dụ minh họa? (2đ)
Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của thân? Giải thích tại sao những cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành và những cây ăn quả thường bấm ngọn? (2đ)
Câu 3: Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng khí cacbonic CO2 trong quá trình chế tạo tinh bột? Viết sơ đồ quá trình quang hợp (3đ)
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
Đè giống trong đề cương vậy nên cố gắng học thuộc hết nhé
mk cx vậy, mk cx lo mà, nhưng đó ko phải đề sở ra nên mk cx yên tâm
Câu 1. Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào? Vì sao sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, đất bị ngập úng thì phải tháo hết nước?(2 đ)
Câu 2: Kể tên các ngành thực vật đã học (từ thấp đến cao)? Nêu đặc điểm chính của mỗi ngành.( 2,5 đ)
Câu 3: so sánh cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây thông và cây dương xỉ. (3,5đ).
Câu 4: Từ những hiểu biết của mình về tác dụng của thực vật đối với con người và động vật. là học sinh em cần làm gì để bảo vệ cây xanh? (2đ)
Đáp án và hướng dẫn chấm điểm kiểm tra học kì II năm học 2017 - 2018
Câu 1:
- Điều kiện bên ngoài để hạt nảy mầm: có độ ẩm thích hợp, thoáng khí, nhiệt độ phù hợp. ( 0,5đ).
- Điều kiện bên trong : chất lượng hạt giống phải đảm bảo. ( 0,5đ).
- Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to phải tháo nước ngay vì hạt ngập trong nước sẽ thiếu ô xi để hô hấp nên hạt sẽ bị thối.( 1đ)
Câu 2: 2,5 đ
- Ngành tảo: thực vật bậc thấp chưa có rễ, thân, lá, sống dưới nước. ( 0,5đ).
- Ngành Rêu: Thực vật bậc cao, có than, có lá, có rễ giả, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. ( 0,5đ).
- Ngành Dương xỉ: có rễ thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. ( 0,5đ).
- Ngành Hạt trần: Rễ, than, lá phát triển, có mạch dẫn, cơ quan sinh sản là nón, sinh sản bằng hạt, hạt nằm trên lá noãn hở. ( 0,5đ).
- Ngành Hạt kín: rễ, than lá, phát triển đa dạng, có hoa, có quả, hạt, hạt nằm trong quả, nên hạt được bảo vệ tốt. ( 0,5đ).
Câu 3: A, cơ quan sinh dưỡng: (3,5đ)
* Giống nhau:
- Thân đều có mạch dẫn. (0,5đ)
*Khác nhau: lập được bảng so sánh mỗi ý (0,25 đ)
thân | Lá | Rễ | |
Cây thông | Thân gỗ | Hình kim | Rễ cọc, dài, khỏe |
Cây dương xỉ | Thân rễ | Lá già và lá non | Rễ cọc ngắn |
B, Cơ quan sinh sản:
* Giống nhau:
- Chưa có hoa, quả. (0,5đ)
* Khác nhau: lập được bảng so sánh mỗi ý (0,25 đ)
Cơ quan sinh sản | Sinh sản bằng | |
Cây thông | nón | Hạt |
Cây dương xỉ | Túi bào tử | Bào tử |
Câu 4: Tùy theo nhận thức và cách trình bày ý tưởng giáo viên có thể chấm tối đa 2 điểm cho câu trả lời.