Gạch dưới các động từ có trong các câu sau:
a. Bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trong tại một thành phố.
b. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng.
c. Bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của 2 vợ chồng.
d. Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm - mi đi phẫu thuật.
e. Mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại được gửi heo giữ giúp.
g. Bố tôi vào phòng, lật con heo, lắc mạnh và bảo tôi đập vỡ con heo.
h. Tôi năn nỉ bố mẹ cho giữ lại con heo. Cuối cùng bố mẹ cũng chiều ý tôi.
i. Mùa xuân về, những cành cây khẳng khiu bắt đầu nhú lộc biếc. Nằng ban mai tỏa khắp mặt đất, đánh thức mọi vật. Hai bên đường, những khóm hoa dại đua nhau nở.
k. Tuổi con là tuổi ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
Đường xa em đi về
Có chim reo trong lá
Có nước chảy dưới khe
Thì thào như tiếng mẹ.
Tấm lòng thầm lặng
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?
- Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
…Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm–mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm–mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm–mi nghi ngờ nói.
Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm–mi phẫu thuật.
Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm–mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm–mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm–mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm–mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó… Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài ”.
Dấu hai chấm trong bài có tác dụng gì?
Dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì?
Tấm lòng thầm lặng
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?
- Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
…Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm–mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm–mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm–mi nghi ngờ nói.
Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm–mi phẫu thuật.
Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm–mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm–mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm–mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm–mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó… Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài ”.
Dấu hai chấm trong bài có tác dụng gì?
Dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì?
Cho câu:
Bà nói với tôi:
- Cháu phải biết quan tâm và giúp đỡ cha mẹ.
Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng là:
a. Dẫn lời nói trực tiếp của một nhân vật.
b. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
d. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của một nhân vật.
Câu viết chưa đúng cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam là:
a. Nghỉ hè, gia đình Lan đi du lịch ở Côn Đảo.
b. Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ hai ở nước ta.
c. Bạn Hùng quê ở Trà Vinh.
d. Hoàng liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam.
Câu “ Mùa xuân, hoa mai vàng trổ hoa rực rỡ” tính từ là :
A. mùa xuân
B. hoa mai vàng
C. trổ hoa
D. rực rỡ
Tìm danh từ trong câu : “Chúng tôi đưa Xôm về nhà Ni-cô-la.”
Câu trả lời của bạn
Chuyển câu kể sau thành câu hỏi:“Cảm ơn những làn gió tốt bụng đã mang giúp lá thư này đến cho các Thiên thần.”
Tập làm văn:
Em hãy viết mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp cho bài văn kể về người bạn thân của em
Cho đoạn văn sau:
Sau này làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. Tôi đi theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Hoá ra trẻ con thời nào cũng giống nhau. Tôi quyết định chọn đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu tiên cậu đến lớp. Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cập mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.
a. Tìm các từ láy có đoạn văn trên:
…………………………………………………………………………………..
b. Hãy đặt câu với một từ vửa tìm được
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về công việc trực nhật của tổ em, trong đó có dùng câu kể Ai- làm gì? Gạch chân và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu kể Ai - làm gì? có trong đoạn văn
mọi người ơi giúp mik trả lời mik tick
Dấu ngoặc kép trong câu văn: Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: “Cảm ơn ông!” có tác dụng gì?
A. Báo hiệu sau đó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
B. Dẫn lời nói trực tiếp và lời giải thích của nhân vật.
C. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Báo hiệu sau đó là suy nghĩ của nhân vật.