CHƯƠNG 1. NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Câu 1: Kể tên các đại diện em đã được học thuộc ngành ĐVNS. So sánh điểm giống và khác giữa trùng roi và trùng giày, trùng kiết lị và trùng sốt rét
CHƯƠNG 2. NGÀNH RUỘT KHOANG
Câu 2: Hình dạng ngoài, di chuyển, cấu tạo trong,sinh sản của thủy tức
Câu 3: Kể tên các đại diện em đã được học thuộc ngành Ruột khoang ? So sánh những điểm giống và khác giữa thủy tức và san hô ?
Câu 4: Vai trò của ngành Ruột khoang
TK
1.
Một số đại diện: trùng giày, trùng roi, trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị,...
Giống nhau:
- Đều sống kí sinh và sử dụng thức ăn là hồng cầu người.
Khác nhau:
- Trùng kiết lị có kích thước lớn hơn hồng cầu nên sau khi trùng kiết lị đến ruột sẽ chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng.
- Trùng sốt rét có kích thước nhỏ hơn hồng cầu nên sau khi được truyền vào máu người trùng sốt rét sẽ chui vào tế bào hồng cầu để kí sinh và sinh sản. Sau khi tạo được nhiều trùng sốt rét trong tế bào hồng cầu, chúng sẽ phá vỡ tế bào và chui ra ngoài, tấn công tế bào hồng cầu khác.
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa trùng giày và trùng roi.
*Giống nhau: có cấu tạo từ 1 tế bào, có kích thước hiển vi, sinh sản phân đôi, có khả năng di chuyển, hô hấp qua màng cơ thể.
*Khác nhau: - trùng roi: có chất diệp lục,tự dưỡng, di chuyển nhờ điểm mắt, roi
- Trùng biến hình: sinh sản vô thính theo cách phân đôi cơ thể, di chuyển nhờ lông bơi, có chân giả.
2.
Cấu tạo ngoài và di chuyển là:
* Cấu tạo:
- Cơ thể thủy tức hình trụ dài
- Phía dưới là đế bám, trên là lỗ miệng xung quanh có các tua miệng
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
* Di chuyển: 2 kiểu gồm sâu đo và lộn đầu
Cấu tạo trong là:
- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào , gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hóa
Dinh dưỡng là:
- Thủy tức bắt mồi nhờ tua miệng (xung quanh tua miệng có các tế bào gai)
- Quá trình tiêu hóa được thực hiện trong ruột túi
Sinh sản là:
Có 3 hình thức
1*. Mọc chồi: Từ cơ thể mẹ mọc ra các chồi con. Khi chồi con tự kiếm ăn được sẽ tách ra khỏi cơ thể mẹ
sống độc lập
2*. Sinh sản hữu tính: là sự kết hợp của trứng với tinh trùng của thủy tức khác qua thụ tinh tạo thành hợp tử,
phát triển thành thủy tức con
3*. Tái sinh: từ 1 phần của cơ thể mẹ thành 1 cơ thể thủy tức mới
3.
Thủy tức , san hô , hải quỳ ,.....
Thủy tức:
+ Dị dưỡng
+ Đối xứng
+ Di chuyển kiểu sâu đo, lộn đầu
+ Tự vệ nhờ tế bào gai
+ Sống đơn độc.
San hô:
+ Kiểu đối xứng tỏa tròn
+ Không di chuyển.
+ Tự vệ nhờ tế bào gai.
+ Sống tập đoàn.
4.
Vai trò của ngành ruột khoang:
- Trong tư nhiên: + Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: San hô, hải quỳ
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển: các rạn san hô là nơi ở cho nhiều sinh vật biển
- Đối với đời sống : + Làm đồ trang trí , trang sức : San hô
+ Làm thưc phẩm có giá trị : Sứa sen, sứa rô
+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
+ Cung cấp nguyên liệu đá vôi: San hô đá
- Tác hại:+ Một số loài gây độc và ngứa cho con người: Sứa
+ San hô tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông.