Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thủy chung son sắt.Lòng biết ơn đối với người khác -- người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó.Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau,cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây hay Uống nước nhớ nguồn
Tuy là hai câu tục ngữ khác nhau ,cách diển đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học về cách sống,về tình nghĩa cao đẹp của người Việt với nhau .Khi ăn trái ngon ngọt ,ta phải nhớ ơn người đã dày công vun trồng ,chăm sóc từ khi cây còn non đến lúc ra quả ngọt trái chín.Được uống ngum nước trong lành,mát lạnh,nhất định ta ko đc quên cội nguồn -- nơi dòng nước vẫn chảy tới.Vẫn là đạc điểm quen thuộc của tục ngữ,vẫn là hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc,cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn ; người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó .Để có được cuộc sống như ngày hôm này,ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.
Truyền thống uống nước nhớ nguồn,ăn quả nhớ kẻ trồng cây vốn đã đi vào đời sống ,là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt .Gấn gũi là thờ ông bà tổ tiên mỗi khi Tết,giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn biết ơn công lao sinh thành giáo dục của con cháu,các lễ hội được tổ chức hằng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc.Bác Hồ đã dạy;Các vua hùng có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.Vì thế mà;
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.
Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa.
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
BÀI LÀM Từ xa xưa, lối sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc ta là một niềm tự hào của con người việt nam. Vì vậy mà ông cha ta muốn truyền lại lối sống ấy cho thế hệ tương lai qua câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Câu tục ngữ ngắn gọn đều mang một triết lý nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cho chúng ta một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Khi chúng ta sinh ra chúng ta đã mang ơn người sinh thành đó chính là cha mẹ. Chúng ta phải thầm biết ơn cũng như phải cảm ơn cha mẹ vì đã cho ta có mặt trên cuộc đời này. Cha mẹ luôn là người yêu thương, chia sẻ mọi lúc ta có chuyện buồn, dạy dỗ chúng ta thành người có ích cho xã hội sau này. Ai cũng có cha, có mẹ nhờ có cha mẹ sinh ra ta thì mới có ta trên cuộc đời này. Ý nghĩa của câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả mà chúng ta được hưởng thụ hôm nay. Câu tục ngữ còn nhắc nhở phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Chúng ta phải biết quý trọng những gì ta đang có, không xa hoa, lãng phí vì những thứ đó đều do chính bàn tay người lao động, người dân làm nên. Chúng ta phải suy nghĩ: Họ đã cho ta cái ăn cái mặc và cả đạo đức, đạo lý sống để làm người nên chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc và biết ơn họ. Quý trọng từng li từng tí để có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc, bạn nhé. Chúng ta sống trên đời này phai nho den an nhan truoc sau, biet on la tinh cam cao quy, thieng lieng can co cua moi nguoi va the hien ta la nguoi co van hoa, lich su. Chung ta can trau doi them kien thuc va pham chat cao quy do de long biet on mai mai la bai hoc quy gia co gia tri trong cuoc song chung ta. MINH VIET BAI LAM O TREN NAY THI NO NGAN NHUNG NEU KHI BAN VIET VAO VO THI NO DUOC TAM KHOANG HON 1 TRANG DAY CHUC BAN HOC TOT