Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dung Viet Nguyen

Chứng minh rằng nếu p là số nguyên tố lớn hơn 3 thì ( p - 1 ) ( p + 1 ) chia hết cho 24.

Dương Lam Hàng
21 tháng 11 2017 lúc 16:30

Theo đề bài: p là số nguyên tố lớn hơn 3

=> p là số lẻ

=> p = 2k + 1 ( \(k\in z;k>1\))

=> A = (p - 1)( p +1 ) = 2k(2k+2) = 4k(k+1)

=> A chia hết cho 8  (1)

Ta lại có: p = 3n + 1 hoặc 3n - 1 (\(n\in Z,N>1\))

=> A chia hết cho 3   (2)

Từ (1) và (2) => A chia hết cho 24

Noo Phước Thịnh
21 tháng 11 2017 lúc 16:27

Vì p là số nguyên tố lớn hơn 3 nên p lẻ. Do đó, p = 2k + 1 (k nguyên và k > 1) suy ra:

A = (p – 1).(p + 1) = 2k(2k + 2) = 4k(k + 1) suy ra A chia hết cho 8.

Ta có: p = 3h + 1 hoặc 3h – 1 (h nguyên và h > 1) suy ra A chia hết cho 3.

Vậy A = (p – 1)(p + 1) chia hết cho 24

Online  Math
21 tháng 11 2017 lúc 16:27

+) Với p = 3k + 1:

=> (p – 1)(p + 1) = 3k.(3k + 2) ⋮ 3 (2a)

+) Với p = 3k + 2:

=> (p – 1)(p + 1) = (3k – 1).3.(k + 1) ⋮ 3 (2b)

Từ (2a), (2b) suy ra: (p – 1)(p + 1) ⋮ 3      (2)

Vì (8, 3) = 1, từ (1) và (2) suy ra: (p – 1)(p + 1) ⋮ 24 (đpcm).

Dung Viet Nguyen
21 tháng 11 2017 lúc 16:40

Giải : Ta có :

( p - 1 ) p ( p + 1 ) \(⋮\) 3 mà ( p , 3 ) = 1 nên

( p - 1 ) ( p + 1 ) \(⋮\) 3                     (1)

p là số nguyên tố lớn hơn 3 nên p là số lẻ , p - 1 và p + 1 là hai số chẵn liên tiếp . Trong hai số chẵn liên tiếp , có một số là bội của 4 nên tích của chúng chia hết cho 8       (2).

Từ (1) và (2) suy ra ( p - 1 ) ( p + 1 ) chia hết cho hai số nguyên tố cùng nhau 3 và 8 .

Vậy ( p - 1 ) ( p + 1 ) \(⋮\) 24.


Các câu hỏi tương tự
piku nankih
Xem chi tiết
VRCT_Vip royal character...
Xem chi tiết
Tran Thao
Xem chi tiết
Hoàng Thu Trang
Xem chi tiết
Lai Dat
Xem chi tiết
Thắng Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Shinnôsuke
Xem chi tiết
Shinnôsuke
Xem chi tiết
kaka
Xem chi tiết