1) Mở bài:
- Từ xa xưa, thầy cô luôn có vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu đối với những ai muốn thành công. Để khẳng định vai trò, sự quan trọng đó, cha ông ta đã đúc kết trong câu tục ngữ:
Không thầy đố mày làm nên.
II) Thân bài:
-Lđ: Giải thích:
+ "Không thầy" là không có người dạy dỗ, chỉ bảo chúng ta tiếp thu kiến thức.
+ "Đố mày" như một lời thách thức đối với người học về sự thành đạt của họ.
+ "Làm nên" là có được thành công, làm nên công danh sự nghiệp.
=> Như vậy, không có thầy dạy dỗ, chỉ bảo, người học không thể tiếp thu thêm kiến thức, không làm nên công danh sự nghiệp. Câu tục ngữ đã khảng định vai trò, tầm quan trọng của thầy cô, từ đó nhắc nhở mỗi người sống cần có lòng biết ơn.
-Lđ2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Tại sao chúng ta phải biết ơn thầy cô?
+ Chứng minh: Cuộc sống cho thấy từ xưa tới nay, biết bao người thầy đã đào tạo được nhiều học trò, như:
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp,..Khẳng định người thầy có một vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thành công của người học. Tuy nhiên, câu tục ngữ vẫn còn phần hạn chế. Vì sự thành đạt còn phụ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng học tập của người học,...
+ Phê phán những ai sống vong ơn bội nghĩa, thờ ơ, lạnh nhạt, thái độ bất kính với thầy cô,...Trong học tập còn lười biếng, ỷ lại,..
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Chúng ta cần phải sống ntn?
3) Kết bài:
- Câu tục ngữ mãi mãi là lời khẳng định đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của người thầy đối với sự thành đạt của người học.
- câu tục ngữ tuy ngắn ngọn nhưng hàm chưa nhiều ý nghĩa sâu xa: sống cần có lòng biết ơn, kính trọng công ơn dạy dỗ của thầy cô.
##Tham khủa ##
ừ ngàn xưa cho đến nay thì những người thầy dạy học luôn được xem là những người đáng được kính trọng. Bởi người thầy không chỉ có học thức tốt mà có được lối sống rất nho nhã, đôn hậu. Để nói về vai trò quan trọng của người thầy thì dân ta có câu tục ngữ hay "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại thật thâm thúy, nó như đã nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn, biết kính trọng thầy.
Câu tục ngữ trên quả thật là giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" chúng ta hiểu là gì? Từ “Làm nên” được hiểu đó chính là những thành công và thành đạt. Và câu nói ý chung chính là để chỉ nếu như không có sự dẫn dắt của người thầy thì bạn sẽ không có thành công được. Câu tục ngữ thật đặc sắc như đưa ra một hình thức thách đố “đố mày” đã tạo lên được sự thích thú cho người đọc. Không chỉ dừng lại ở đó ta như thấy được đây chính là lời răn dạy như đồng thời cũng đã khẳng định được vị trí, vai trò của người thầy trong việc tạo dựng được những sự thành công của con người.
Chứng minh câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
Thật vậy, ta như đã biết được rằng chính người thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta biết để ta biết được những điều hay lẽ phải. Nhất là lúc khi còn thơ bé khi bước những bước chân đến trường thì chính người thầy đã dạy cho chúng ta đánh vần những chữ cái, dạy những phép tính cộng, trừ, nhân, chia,…Và không phải ngẫu nhiên mà công dạy dỗ của người thầy cũng được dân ta đặt với công lao trời biển của cha mẹ. Cha mẹ là những người đã sinh thành ra chúng ta nhưng người thầy mới là người cung cấp cũng như “khái hóa” kiến thức cho chúng ta.
Quay trở lại ngày xưa học hàng còn theo lối học khoa bảng, người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy mà thôi. Và người thầy dạy gì thì trò được học nấy. Cho nên người thầy luôn là người quyết định được tài năng cũng như thành đạt của trò. Thầy giỏi thì mới có trò giỏi được. Vì vậy mới ta mới thấy được có Nguyễn Dữ học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay đó còn chính là Phạm Sư Mạnh học trò của thầy Chu Văn An…. những người trò đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy quả thật chí lý đó chính là "Không thầy đố mày làm nên" là không sai.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, để phù hợp với thời đại tiến bộ của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Thì lúc này người học trò học nhiều môn học và được nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Còn đối với người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, thầy là người hướng dẫn cho người học trò học tập nghiên cứu. Và những kiến thức ấy có được tiếp thu cũng như để được áp dụng thực hành tốt hay không là ở vai trò của người học trò. Chính vì thế mà người học trò thời nay lại là những người chủ động và có vai trò chủ chốt và quyết định đến vận mệnh và tương lai của chính mình. Nhưng không thể phủ nhận sạch trơn được những công lao của người thầy. Người thầy sẽ đóng vai trò soi đường chỉ lối cho các em. Cung cấp các kiến thức khoa học tin cậy giúp cho các em có thể tiếp thu bài một cách nhanh nhất. Mỗi người học trò như lại càng thấm thía câu tục ngữ "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" mà ông cha ta đã từng nhắc nhở bao đời nay.
Thế nhưng hiện nay, thật đáng buồn biết bao vì chính trong xã hội ta còn biết bao kẻ "ăn cháo đá bát". Họ dường như cũng đã quên công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ những người đã từng rèn luyện họ nên người. Qủa thật rằng chính những người đó cần phải xem lại bản thân cũng như phải thay đổi ngay lập tức.
Trong xã hội hiện đại thì khái niệm người thầy cũng sẽ được mở rộng ra rất nhiều. Người thầy không phải bó hẹp trong phạm vi nhà trường phải được đào tạo bài bản có bằng giáo viên. Mà đôi khi những người am hiểu trong lĩnh vực của họ chỉ bảo cho ta, hướng dẫn ta những kinh nghiệm hay cũng được coi là những người thầy, và tất cả họ đều được trân trọng biết bao nhiêu. Muốn có được thành công không phải đặt nặng trên đôi vai của người giáo viên mà chính bản thân các em cũng cần phải cố gắng.
Biết ơn thầy, yêu kính thầy chính là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Và đó dường như hính là những tình cảm không bao giờ được thiếu hay vơi cạn đi trong chính mỗi người. Câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.