Câu 220: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Lực ma sát nghỉ xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau
B. Lực ma sát trượt xuất hiện ở chỗ tiếp xúc khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác
C. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật chịu tác dụng của một ngoại lực, ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ thắng lực ma sát
D. Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau
Câu 221: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lực ma sát trượt, ma sát nghi, ma sát lăn đều xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa các vật
B. Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn đều xuất hiện ở chỗ tiếp xúc khi các vật chuyển động so với nhau
C. Khi một vật chuyển động trên mặt bản thì chắc chắc không có lực ma sát nghĩ tác dụng
vào vật
D. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật chuyển động thẳng đều so với mặt đường
Câu 222: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
A. Các lực ma sát nghi, ma sát trượt và ma sát lăn luôn xuất hiện cùng nhau
B. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động.
C. Lực ma sát trượt chi xuất hiện khi vật chuyển động chậm dần đều
D. Lực ma sát nghĩ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa thắng được lực ma sát.
Câu 223.Trong các trường hợp sau,trường hợp nào xuất hiện lực ma sát lăn?
A. chiếc tủ lạnh đứng yên trên mặt phẳng ngang
B. em bé đẩy chiếc tủ lạnh nhưng nó vẫn đứng yên
C. người lớn đẩy chiếc tủ lạnh trượt trên mặt phẳng ngang
D. chiếc tủ lạnh được đưa lên xe lăn và đẩy đi nơi khác
Câu 224: Chọn phát biểu sai?
A. Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát
B. Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật rắn này trượt trên bề mặt vật rắn khác
C. Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật rắn này lăn trên bề mặt vật rắn khác
D. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tại mặt tiếp xúc
Câu 225: Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đỏ giảm 3 lần thì độ lớn của lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ
A. không đổi
B. tăng 3 lần
C. giảm 6 lần
D. giảm 3 lần
Câu 226: Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng hai lần thì độ lớn của lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ
A. tăng 2 lần
B. tăng 4 lần
C. giảm 2 lần
D. không đổi
Câu 228: Chọn phát biểu không đúng?
A.Hệ số ma sát trượt lươn lớn hơn hệ số ma sát nghỉ
B. Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với áp lực tác dụng lên mặt tiếp xúc
C. Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn nhiều so với hệ số ma sát trượt
D. Lực ma sát lăn luôn tỉ lệ thuận với áp lực
Câu 229: Chọn phát biểu không đúng?
A. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc B. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của hai vật
C. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vật
D.Lực ma sát luôn lớn hơn lực ma sát lăn
Hai vật giống nhau, mỗi vật có trọng lượng P, đặt chồng lên nhau. Vật trên được buộc vào tường bằng một sợi dây. Vật dưới được kéo sang phải bằng một lực F nằm ngang (H.II.1).Hệ số ma sát trượt giữa các mặt tiếp xúc là μ t . Hỏi lực F phải lớn hơn giá trị nào dưới đây thì vật dưới bắt đầu trượt ? Cho rằng lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt.
A.3 μ t P B. 2 μ t P C.5/2 μ t P D. μ t P
Một vật có trọng lượng 425N đang đứng yên trên sàn nhà nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ và hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà lần lượt là 0,625 và 0,57.
a) Muốn cho vật dịch chuyển thì phải đẩy nó với một lực nằm ngang bằng bao nhiêu?
b) Muốn vật chuyển động thẳng đều, lực đẩy nằm ngang (khi vật đã chuyển động ổn định) bằng bao nhiêu?
Chọn câu sai:
A.Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên vật khác.
B.Hướng của ma sát trượt tiếp tuyến vói mặt tiếp xúc và ngược chiều chuyển động tương đối.
C.Viên gạch nằm yên trên mặt phẳng nghiêng nhờ có tác dụng của lực ma sát
D.Lực ma sát trượt tác dụng lên vật luôn lớn hơn trọng lượng của vật đó.
Phát biểu nào sau đây không đúngkhi nói về lực ma sát trượt.
A.Luôn có hại
B.Xuất hiện ởmặt tiếp xúc khi 2 vật trượt trên bề mặt của nhau.
C.tỉ lệ với áp lực đè lên mặt tiếp xúc.
D.cùng phương và ngược chiều với vận tốc tương đối của vật này đối với vật kia.
Một vật khối lượng 2kg đặt trên mặt phẳng nằm ngang.Khi tác dụng một lực có độ lớn là 1N theo phương ngang vật bắt đầu trượt trên mặt phẳng nằm ngang
a. Tính vận tốc của vật sau 4s. Xem lực ma sát là không đáng kể.
b. Thật ra, sau khi đi được 8m kể từ lúc đứng yên, vật dạt được vận tốc 2m/s. Tính gia tốc chuyển động, lực ma sát và hệ số ma sát. Lấy g = 10 m / s 2 .
Vật có khối lượng 2kg (ban đầu đứng yên) trượt trên sàn có hệ số ma sát 0,2 dưới tác dụng của lực không đổi có độ lớn 10N hợp với phương ngang góc 30 o . Lấy g = 10 m / s 2 Công của lực ma sát khi vật chuyển động được 5s là:
A. −91,9N
B. 91,9N
C. 106,125J
D. −106,125J
Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ:
A. tăng 3 lần
B. giảm 3 lần
C. giảm 6 lần
D. không thay đổi
Một thanh đồng chất, dài L, trọng lượng P tựa vào tường không ma sát. Mặt sàn nhám và có hệ số ma sát trượt là μ . Thang đang đứng yên ở vị trí có góc nghiêng so với sàn là α (H.III.3). Khi giảm góc nghiêng α xuống đến quá giá trị α 1 thì thang bắt đầu trượt. Coi một cách gần đúng lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. Góc α 1 là
A. tan α 1 = 2 μ . B. tan α 1 = 1/(2 μ ).
C. cos α 1 = μ . D. sin α 1 = μ .
Một vật đặt nằm yên trên một tấm bảng nhám dài 50cm. Khi nâng một đầu của tấm bảng lên cao 30cm thì vật bắt đầu trượt trên tấm bảng. Coi lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. Hệ số ma sát trượt là
A. 0,25.
B. 0,4.
C. 0,05.
D. 0,01