Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Thị Mai Nga

Cho tam giác ABC vuông tại A, gọi M là trung điểm của BC. Gọi D là điểm đối xứng với A qua M
1. Chứng minh \(\Delta AMB=\Delta DMC\)
2. Chứng minh \(AB//CD\)
3. Chứng minh \(AC\perp CD\)
4. Chứng minh \(\Delta ABC=\Delta CDA\)
5. Chứng minh \(AM=\frac{1}{2}BC\)

Vũ Minh Tuấn
11 tháng 12 2019 lúc 9:42

a) Vì D là điểm đối xứng với A qua \(M\left(gt\right)\)

=> M là trung điểm của \(AD.\)

=> \(AM=DM.\)

Xét 2 \(\Delta\) \(AMB\)\(DMC\) có:

\(AM=DM\left(cmt\right)\)

\(\widehat{AMB}=\widehat{DMC}\) (vì 2 góc đối đỉnh)

\(MB=MC\) (vì M là trung điểm của \(BC\))

=> \(\Delta AMB=\Delta DMC\left(c-g-c\right).\)

b) Theo câu a) ta có \(\Delta AMB=\Delta DMC.\)

=> \(\widehat{ABM}=\widehat{DCM}\) (2 góc tương ứng).

Mà 2 góc này nằm ở vị trí so le trong.

=> \(AB\) // \(CD.\)

c) Theo câu a) ta có \(\Delta AMB=\Delta DMC.\)

=> \(AB=DC\) (2 cạnh tương ứng).

Lại có: \(\widehat{ABM}=\widehat{DCM}\left(cmt\right)\)

=> \(\widehat{ABC}=\widehat{DCB}.\)

Xét 2 \(\Delta\) \(ABC\)\(DCB\) có:

\(AB=DC\left(cmt\right)\)

\(\widehat{ABC}=\widehat{DCB}\left(cmt\right)\)

Cạnh BC chung

=> \(\Delta ABC=\Delta DCB\left(c-g-c\right)\) (1).

=> \(\widehat{ACB}=\widehat{DBC}\) (2 góc tương ứng).

Mà 2 góc này nằm ở vị trí so le trong.

=> \(AC\) // \(BD.\)

Từ (1) => \(\widehat{BAC}=\widehat{CDB}\) (2 góc tương ứng).

\(\widehat{BAC}=90^0\left(gt\right)\)

=> \(\widehat{CDB}=90^0.\)

=> \(CD\perp BD.\)

\(AC\) // \(BD\left(cmt\right)\)

=> \(AC\perp CD.\)

d) Có 2 cách:

Cách 1:

Ta có: \(AC\perp CD\left(cmt\right)\)

=> \(\widehat{DCA}=90^0.\)

\(\widehat{BAC}=90^0\left(gt\right).\)

=> \(\widehat{BAC}=\widehat{DCA}=90^0.\)

Xét 2 \(\Delta\) vuông \(ABC\)\(CDA\) có:

\(\widehat{BAC}=\widehat{DCA}=90^0\)

\(AB=CD\left(cmt\right)\)

Cạnh AC chung

=> \(\Delta ABC=\Delta CDA\) (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Cách 2:

\(AB\) // \(CD\left(cmt\right)\)

=> \(\widehat{ABC}=\widehat{CDA}\) (vì 2 góc so le trong).

Xét 2 \(\Delta\) \(ABC\)\(CDA\) có:

\(AB=CD\left(cmt\right)\)

\(\widehat{ABC}=\widehat{CDA}\left(cmt\right)\)

Cạnh AC chung

=> \(\Delta ABC=\Delta CDA\left(c-g-c\right).\)

e) Theo câu d) ta có \(\Delta ABC=\Delta CDA.\)

=> \(BC=AD\) (2 cạnh tương ứng).

Ta có: M là trung điểm của \(AD\left(cmt\right)\)

=> \(AM=\frac{1}{2}AD\) (tính chất trung điểm).

\(AD=BC\left(cmt\right)\)

=> \(AM=\frac{1}{2}BC\left(đpcm\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Duy Khang
11 tháng 12 2019 lúc 9:52

Chương II : Tam giácChương II : Tam giác

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đặng Thị Mai Nga
Xem chi tiết
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Phạm Vũ Hà My
Xem chi tiết
Lê Thanh Thúy
Xem chi tiết
Kawaii Nguyên Nguyên
Xem chi tiết
Cẩm Tú
Xem chi tiết
Ngưu Kim
Xem chi tiết
Hồ Xuân Bách
Xem chi tiết
Ngô Thị Thanh Hà
Xem chi tiết