Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Huệ Lam

Cho tam giac ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm O bán kính R. D là môt điểm thuộc cung nhỏ BC. Gọi I, H, K lần lượt là hình chiếu của D trên AB, BC, CA.

a) CM: I, H, K thẳng hàng

b) CM : \(\frac{AB}{DI}+\frac{AC}{DK}=\frac{BC}{DH}\)

c) Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của AB, HK. CM \(PQ\perp DQ\)

Cô Hoàng Huyền
15 tháng 12 2017 lúc 17:02

a) Ta có tứ giác DIKC nội tiếp nên \(\widehat{DKI}=\widehat{ICD}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung ID)

Lại có tứ giác ABDC nội tiếp nên \(\widehat{ICD}=\widehat{BCD}=\widehat{BAD}=\widehat{HAD}\)(Hai góc nội tiếp cùng chắn cung BD)

Tứ giác AHDK cũng nội tiếp nên \(\widehat{HAD}=\widehat{DKH}\)(Hai góc nội tiếp cùng chắn cung HD) 

Vậy nên \(\widehat{DKI}=\widehat{DKH}\) hay H, K, I thẳng hàng.

Nguyễn Huệ Lam
15 tháng 12 2017 lúc 19:24

Cảm ơn cô nhưng em cần câu b và câu c

Momozono Nanami
15 tháng 12 2017 lúc 19:59

Giả sử \(AC\ge AB\)

tứ giác \(ABDC\)nội tiếp đường tròn

=>\(\widehat{IBD}=\widehat{KCD}\left(=180-\widehat{ACD}\right)\)

Do đó \(\Delta IBD\)đồng dạng \(\Delta KCD\)(góc nhọn)

=>\(\frac{BI}{ID}=\frac{CK}{DK}\)

TA CÓ \(\frac{AB}{DI}+\frac{AC}{DK}=\frac{AI}{DI}+\frac{BI}{DI}+\frac{AK}{DK}-\frac{CK}{DK}=\frac{AI}{DI}+\frac{AK}{DK}\)

TA CÓ \(\widehat{BAD}=\widehat{BCD}\left(=\frac{1}{2}\widebat{BD}\right)\)\(\widehat{\Rightarrow\cot BAD}=\widehat{\cot BCD}\Leftrightarrow\frac{AI}{DI}=\frac{CH}{DH}\)(1)

TƯƠNG TỰ \(\widehat{CBD}=\widehat{CAD}\left(=\frac{1}{2}\widebat{MC}\right)\Rightarrow\frac{AK}{DK}=\frac{BH}{DH}\)(2)

TỪ (1) VÀ (2)=>\(\frac{AI}{DI}+\frac{AK}{DK}=\frac{CH}{DH}+\frac{BH}{DH}=\frac{BC}{DH}\)

=>\(\frac{AB}{DI}+\frac{AC}{DK}=\frac{BC}{DH}\)

Nguyễn Tất Đạt
23 tháng 1 2019 lúc 23:46

A B C O I H K D P Q

a) Dễ thấy các tứ giác: BIDH,BKDH nội tiếp => ^DHI = ^DBI = ^ACD = 1800 - ^DHK => 3 điểm H,I,K thẳng hàng (đpcm).

b) Gọi độ dài đường cao hạ từ đỉnh D của \(\Delta\)DIK là h. Ta có các cặp tam giác đồng dạng sau (theo TH g.g)

\(\Delta\)DIK ~ \(\Delta\)DBC => \(\frac{IK}{h}=\frac{BC}{DH}\)  (1)

\(\Delta\)ACD ~ \(\Delta\)IHD => \(\frac{IH}{h}=\frac{AC}{DK}\)  (2)

\(\Delta\)DBA ~ \(\Delta\)DHK => \(\frac{HK}{h}=\frac{AB}{DI}\) (3)

Từ (1); (2) và (3) suy ra: \(\frac{AB}{DI}+\frac{AC}{DK}=\frac{IH+HK}{h}=\frac{IK}{h}=\frac{BC}{DH}\)(đpcm).

c) Ta có: \(\Delta\)DBA ~ \(\Delta\)DHK (cmt), hai tam giác này có đường trung tuyến tương ứng DP và DQ

Nên \(\Delta\)DPA ~ \(\Delta\)DQK (c.g.c) => ^DPA = ^DQK => ^DPI = ^DQI (Kề bù)

=> Tứ giác DIPQ nôi tiếp => ^DQP + ^DIP = 1800. Mà ^DIP = 900 nên ^DQP = 900 

=> PQ vuông góc DQ (đpcm).


Các câu hỏi tương tự
Trần Thành Phát Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Vô Danh Tiểu Tốt
Xem chi tiết
Le Canh Nhat Minh
Xem chi tiết
Lê Tài Bảo Châu
Xem chi tiết
Phúc Nguyễn
Xem chi tiết
Nga Phạm
Xem chi tiết
Hày Cưi
Xem chi tiết