nguyễn thị mai hương

cho tam giác ABC nhọn có 2 đường cao BF và CE cắt nhau tại H , AH cắt BC tại D 

a, CM: tam giác AEC đồng dạng AFB 

b, CM:AE.AB=À.AC

c, CM: tam giác BDH đồng dạng với BFC và BH.BF+CH.CE=BC

d, vẽ DM vuông góc với AB tại M , DN vuông góc với AC tại N CM: MN//EF 

 

Lê Thị Minh Thư
19 tháng 4 2019 lúc 23:44

Hình bạn tự vẽ nhé  

a/ xét tam giác AEC và tam giác AFB ta có : 

A là góc chung 

góc AEC = góc AFB (=90 độ )

=> tam giác AEC ~ tam giác AFB (g.g) 

b) vì tam giác AEC ~ tam giác AFB ( cmt)

=> AE/AF=AC/AB => AE*AB = AF*AC 

c) xét tam giác BDH  và tam giác BFC ta có : 

góc B chung 

góc BDH = góc BFC (=90 độ)

=> tam giác BDH ~ tam giác BFC (g.g)

=>BH/BC=BD/BF => BH*BF=BC*BD (1)  

xét tam giác CHD và tam giác CBE ta có :

C là góc chung 

góc CDH = góc CEB (=90 độ )

=> tam giác  CHD ~ tam giác  CBE (g.g)

=> CH/CB= CD/CE => CH*CE=CB*CD (2) 

từ (1) và (2) => BH.BF +CH.CE=  BC.BD+ CB.CD =  BC ( BD +CD)= BC.BC= BC2 

=> BH.BF+CH.CE=BC2 (đpcm)

d)  xét tam giác AEH và tam giác AMD ta có :

A là góc chung 

góc AEH = góc AMD (= 90 độ )

=> t/g AEH ~t/g AMD (g.g)=> AE/AM=AH/AD (3) 

xét t/ g AFH và AND ta có :

A là góc chung 

góc AFH = góc AND (=90 độ )

=> t/g AFH ~ t/g AND (g.g) => AF/AN=AH/AD (4)

từ (3) và (4) => AE/AM=AF/AN 

=> EF // MN hay MN//EF ( định lý Ta - lét đảo )

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
nguyễn đình thành
Xem chi tiết
Nguyên Hân
Xem chi tiết
Tran phuc anh
Xem chi tiết
Tran phuc anh
Xem chi tiết
":-
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Hương Lan
Xem chi tiết
NglKhanh
Xem chi tiết
Thanh
Xem chi tiết
Trí-8C _T.T.T.H
Xem chi tiết